Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/88

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
68
NGÂM

9. Thệ thủy: nước chảy; cổ-độ: bến xưa; thu phong: gió thu; tà-huy: bóng chiều. Đây nói cái cầu nằm trơ bên bến nước chỉ có nước chảy dưới cầu, cái quán đứng trơ giữa bóng chiều chỉ có gió thu trong quán, chứ chẳng còn có gì nữa. — 10. Cảnh chùa, tu-hành đạo phật. — 11. Chữ trong kinh phật: phép phật tốt đẹp gọi là hoa đàm; phép phật sáng suốt gọi là đuốc tuệ. Đây là nói cảnh chùa.

CẢNH KHỔ Ở TRONG CUNG

Ai ngờ bỗng một năm một nhạt[1],
Nguồn-cơn kia không tát mà vơi!
Suy đi đâu biết cơ trời,
Bỗng không mà hóa ra người vị-vong 1!
Đuốc vương-giả chí công là thế,
Chẳng soi cho đến khóe âm-nhai!
Muôn hồng nghìn tía đua tươi,
Chúa xuân nhìn hái một hai bông gần 2.
Vốn đã biết cái thân câu trõ 3,
Cá no mồi cũng khó dử lên!
Ngán thay cái én ba nghìn,
Một cây cù mộc biết chen cành nào 4?
Song đã cậy má đào chon-chót,
Hẳn duyên tươi phận tốt hơn người.
Nào hay con Tạo trêu ngươi,
Hang sâu chút hé mặt trời lại giâm 5!
Trong cung-quế, âm-thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh, trông ngóng lần lần,
Khoảnh làm chi mấy chúa xuân!
Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi!
Lầu đãi-nguyệt, đứng ngồi dạ-vũ,
Gác thừa-lương, thức ngủ thu-phong 6,
Phòng tiêu 7 lạnh ngắt như đồng,
Gương loan bẻ nửa, dải đồng 8 xé đôi.
Chiều ủ-dột, giấc mai trưa sớm,
Vẻ bâng-khuâng, hồn bướm vẩn-vơ.


  1. Lạt.