TẬP HIỀN VIỆN, 集賢院
conseil impérial
(Chargé de lire et d’expliquer les textes au Souverain.)
Triều đình đặt ra có Kinh diên giáng quan, dùng quan văn nhứt nhì phẩm 2 ông, phòng khi thanh khoản, giảng đọc kinh sử, tiềm cho ra nghĩa lý, lại khi có triệu đối[1], để mà đàm luận về phép cai trị, cho biết việc cổ kim đắc thất, xét việc dân cho tới chỗ u ẩn.
Còn Kinh diên nhựt giảng quan, 經筵日講官[2] cũng dùng quan văn 6 ông, từ nhì, tam phẩm sấp lên; có Tập hiền viện, Thị độc, Thị giảng học sĩ 4 ông; Thị độc, Thừa chỉ 4 ông; trước tác, tu soạn 4; đều lảnh làm Kinh diên khởi cứ chú, 經筵起居注 nghĩa là lảnh biên ký về việc Vua cư xử làm sao; dưới có bút thiếp thức nghĩa là người viết chữ hay, dùng từ thất, bát, cửu phẩm 4 người.
ĐÔ SÁT VIỆN, 都察院
inspecteurs généraux.
Viện nầy đặt ra để mà củ sát việc các quan, các việc chánh, cùng mọi việc trong mỗi một Bộ, mỗi một tỉnh trong nước.
Có tả hữu Đô ngự sữ, tả hữu phó Đô ngự sữ. Chức tả Đô ngự sữ không đặt thường; chức hữu Đô ngự sữ về phần các Tổng đốc kiêm lảnh; chức tả hữu phó Đô ngự sữ về phần các Tuần phủ kiêm hàm.
Lục khoa chưởng ấn cấp sự trung. Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, sáu bộ đều có Chưởng ấn cấp sự trung 1 người[3].