thì bác đừng trách tôi rằng, không nói cho bác rõ trước.
Bác ơi, bác không nghe người ta nói rằng:
Cây da cậy có ông thần,
Ở đời thì phải cầu thân thế mà.
Ông Cữ-Khôi để cho thầy thơ ký uốn lưởi khua môi một hồi, rồi ông thở ra một cái mà đáp rằng:
Thầy ơi! thiên ngôn vạn ngử, bất quá hồ thiệt, nảy giờ thầy nói với tôi cũng đã nhiều rồi, vậy thì tôi xin nói thiệt với thầy một lời rằng:
— Cái nhơn tình thiên hạ là một cái nhơn tình giả dối dua mị, làm nhiều đều tê tiện, mà cậy thế cậy thần, dẫu họ bán đức linh hồn họ đi, mà mua một đều hèn hạ nhục nhơ, họ cũng không tiếc.
Còn tôi, thì tôi chỉ cậy một vị thần lương tâm của tôi đây mà thôi, chớ không muốn cậy thế cậy thần của ai hết cả, mà thần lương tâm tôi thì không khi nào cho tôi làm những đều giả dối hèn hạ ấy được.
Vậy tôi xin trã lời cùng thầy một câu chắc chắn rằng:
Tôi không hề muốn làm một đều chi trái nghịch với lương tâm tôi, và tôi cũng chẳng hề để cho ai mua đứt linh hồn của tôi được.
Tên thơ-ký nghe ông nói những lời rất gắc gao như thế, thì ngồi xẽn lẽn một hồi, rồi cáo từ trở về, vừa đi vừa lẩm bẫm một mình rằng:
— Thật lảo già ba tri nầy không thế gì nói lão cho xiêu được, khi về tới dinh, liền thuật chuyện lại cho quan Đốc-binh Bùi-khắc-Phú nghe.