nghe, thần-phiện nầy tổ quán ở tại Vân-Nam, giòng giõi sanh tại Phù-dung Thành[a] ở bên Tây-Tạng (Tibet); cả thảy trong Hoàn-cầu, ai mà chẳng biết danh, vì vậy các nhà công-yên,[1] người ta có dán một cặp liển mà tặng thần-phiện rằng:
Chú không thấy à? còn thần men của chú đó, có hay gì mà khoe khoan. Chú không nhớ trong đời Tam-quốc kia à? Trương-Phi bị thần men làm cho mê mang bất tỉnh, mà phải thất thủ đất Từ-châu; Lử-Bố củng vì thần men làm cho say sưa, mà phải bị Tào-a-Mang hượt tróc; vậy thì thần men, thật là một giống đại hại cho nhơn quân, mà củng là một giống đại ác cho xã hội.
Tên kia nghe nói liền xịt một cái, hơi bay nực nồng nhửng rượu, rồi nói rằng:
— Anh đừng khi thần men, tự cổ cấp kim, ai ai cũng đều ưa mến thần men hết cả, bởi vậy các văn-nhơn nho-sĩ người ta có nói câu rằng: « Vãng tống nhứt sanh duy hửu tữu », nghĩa là trong một đời con người chĩ có rượu là vui. Lại có câu rằng: « Dụng tữu binh giãi phá sầu thành » nghĩa là dùng bình rượu mà giãi phá cái thành buồn rầu. Anh không biết hai câu đó sao?
- ▲ Công yên là tiệm hút á phiện
- ▲ nghỉa là hai người nằm đối với nhau mà nói chuyện thiên hạ,
- ▲ nghĩa là một ống thơi tan các sự buồn rầu xưa nay.
- ▲ Phù-Dung là cây người ta chích mủ đễ làm nha phiến.