Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 3.pdf/46

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 194 —

Chó chực bửa ăn rơi nước mắt,
Mèo rình hủ gạo rụng lông nheo.

Cô Ngọc-Sương thấy trong hủ hết gạo, thì để nồi trên bếp suy nghỉ một hồi, rồi chạy lại nhà chị hai Bé ở lối xóm và nói:

Chị hai, chị còn gạo làm ơn cho tôi mượn đở một nồi, đặng nấu miếng cháo cho ông già tôi ăn, mai giờ tôi mắc ra chợ mới về, chẵng dè gạo hết, chị làm ơn cho tôi mượn đở, rồi mai tôi mua trả lại cho chị, chẳng dám sai đâu.

Chị hai Bé thấy cô nói vậy, lật đật bước vào nhà trong một hồi, rồi trỡ ra nói: cơ khỗ tôi tưởng còn gạo trắng, thì cho cô mượn đỡ một nồi, chẳng dè trong hũ cũng sạch trơn, bây giờ chỉ có một mủng gạo lức đó thôi, cô dùng đặng lấy về mà dùng đỡ.

Cô Ngọc-Sương nghe nói thì sửng sờ rổi nghỉ thầm rằng: Trong cơn thốn thiếu, một nồi gạo chạy củng không ra, bây giờ tối rồi, biết chạy đâu cho đặng, cha thì già yếu, mà trong cơn đau ốm, thì nhờ có miếng cháo hột cơm, mà cháo cơm chẵng có, thang thuốc cũng không, thì chịu sao cho nổi, cô nghĩ như vậy thì nói với chị hai Bé rằng:

— Thôi! chị làm ơn cho tôi mượn đở một nồi gạo lức cũng được, chớ bây giờ không có gạo giã, thì biết chạy đi đâu.

Chị hai Bé nghe nói lật đật vô xúc một chén gạo lức đem ra, cô Ngọc-Sương bưng về vo gạo sạch sẻ rồi nấu, một lát cháo chín cô múc một chén đem lên cho ông thân cô, và nói rằng: