Bước tới nội dung

Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 3.pdf/61

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 209 —

Sơn, trong khi đem binh xâm lược, nhứt diện lại cho người ra Khánh-Hòa Phú-Yên, chiêu mộ nhơn dân, đem về tập rèn, đặng lập thêm quân ngũ, nhứt diện thì sai các tướng bộ hạ, vào rừng chiêu dụ mấy máng mọi, bão vở gỗ đốn cây, đặng dùng làm công vụ, và cất một cái vọng-đài trên một hòn núi rất cao, để trông ra bốn phía mà coi chừng quân giặc.

Từ dưới chơn núi lên tới vọng đài, bề cao độ chừng hai trăm trượng, có làm đường thông hành quanh qua lộn lại, để cho quân lính xuống lên, còn các nơi hiễm yếu, cùng các chổ biên thùy, thì có cất phong-hỏa-đài, trong các phong-hỏa-đài nầy, có chứa củi khô và rơm bỗi để khi có giặc đốt lên mà làm hiệu lịnh, còn dưới thủy có đặt chiến-thuyền, ngày đêm tuần phòng dọc theo mé biển.

Châu-văn-Tiếp lại đặt một đạo binh tuần phòng dọc theo mé rừng, từ Bình-Thuận ra tới địa phận Phú-Yên, đặng ngăn ngừa quân giặc Tây sơn, và thám thính binh tình động tịnh, đâu đó sắp đặt chỉnh tề, và ngày đêm phòng nghiêm-nhặc.

Các sắc binh của Đô-đốc Châu-văn-Tiếp trấn tại Bình-Thuận kể ra dưới đây.

1·— Một ngàn binh bộ đều dùng cung nổ và trường thương.

2·— Hai trăm binh pháo-thủ coi các vị súng lớn trí chung quanh thành lũy.

3·— Năm trăm binh mã-kỵ để làm 5 đội binh Du-kích.

4·— Ba chục chiến tượng (voi đánh giặc) mỗi thớt có 4 tên quân ở trên bành voi đều dùng