Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 3.pdf/64

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 212 —

— Ta xem vào Nam-kỳ thật là một xứ điền phì địa quãng, vật thạnh dân phong,[1] nếu ngày kia chúa-thượng dẹp yên quân giặc Tây-sơn và khôi phục sang hà nầy rồi, thì xứ Nam-kỳ đó là một kho vàng rất to của Nam-việt.

Quan Tham-tá Đặng-đình-Huy nói: Thật xứ Nam-kỳ ẫy là một kho vàng rất to, và cũng là một vựa lúa rất lớn. Vì vậy mà quân giặc Tây-sơn Nguyễn-Nhạc không thế nào chịu đễ kho vàng vựa lúa ấy lại cho ai, bởi vậy ghe ngày chúng nó sẻ đem binh xông vào mà chiếm đoạt, vậy nếu trong khi có giặc, thì xứ Bình-Thuận nầy là chổ địa đầu, để chịu mủi đạn lằng tên, và là một nẽo đường để cho quân giặc xông vào Giadinh.

Châu-văn-Tiếp nói: nếu ta còn trấn thủ xứ nầy, thì chẵng hề để cho quân giặc đến đây mà xông vào Giadinh, nói rồi liền dắc nhau xuống núi trở về, và các tướng sỉ cáo từ, rồi ai về dinh nấy.

Đêm ấy Châu-văn-Tiếp nghỉ lại khi tri ngộ cô Ngọc-Sương tại Long-xuyên, và gá nghỉa tóc tơ cùng cô, từ ấy đến nay, mảng lo bôn ba việc nước, nên không cơ hội nào rãnh mà hiệp mặt cùng nàng, tội nghiệp thay cho nàng, phận gái linh-đinh, cha già yếu đuối chẳng biết nàng cùng ông thân nàng bây giờ lưu lạc xứ nào.

Nghĩ vậy thì chạnh lòng ly biệt, xót dạ ân tình, tức thì sáng bữa ấy, Châu-văn-Tiếp ra trước văn phòng, viết một tâm thơ, phong niêm tữ tế, rồi bão quân


  1. Vật thạnh dân phong là vật thực nhiều và dân giàu có đông đảo.