Bước tới nội dung

Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 5.pdf/6

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 326 —

— Thôi, ngươi cứ việc vào rừng núp theo chỗ cũ mà coi chừng chẳng nên hơ hõng.

Tên ấy thưa vâng, rồi lui lại nhãy ngay vào rừng một cái, và chun mất trong mấy bụi cây.

Thễ-nử Huỳnh-anh thấy vậy thì hõi Công-chúa rằng:

— Bẩm công-chúa, khi nãy chúng tôi thấy một ánh sáng dọi lại, kế nghe Công-chúa la lên một tiếng « đàng ta » đó là nghĩa gì? chúng tôi không hiểu.

Công chúa nghe thễ-nữ hõi, thì day lại đáp rằng:

— Chổ nầy là chổ ta đễ phục binh mà coi chừng và ngăn ngừa quân giặc; khi chúng ta đến đây, quân mai-phục trong rừng không biết ai, nên phải rọi đèn mà coi, hễ rọi một lần thứ nhứt, thì phãi lấy khẩu hiệu riêng mà trã lời rằng: « đàng ta », thì chúng nó biết là người của mình, còn khi chúng nó rọi đèn hai lần, mà không trã lời theo khẩu hiệu ấy, thì là người giặc, tức thì mấy trăm mũi tên trong rừng, đều phát ra một lược, đó là một đội quân ta để phòng trong lúc đêm khuya, sợ quân giặc đem binh đến thình lình mà cướp đồn phá lůy, nói rồi Công-chúa và hai thể-nử đều giục ngựa chạy tới.

Khi chạy qua khỏi rừng ít dậm, kế tới một chổ đồng trống, Công-chúa và hai thễ-nữ liền quức ngựa chạy mau, bổng thấy dưới đất nhãy lên hơn ba chục người, đều mặc đồ đen, tự đầu tới chơn, mổi người đều một tay mang khiên, một tay cầm giáo rần rần áp lại, bộ tướng dử dằn.

Công-chúa liền la lên một tiếng « đàng ta » thì thấy mấy người ấy cúi đầu, rồi đứng ra hai bên mé đường đều có hàng ngũ thứ tự.