Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/23

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 21 —
  1. Đại giả tiểu chi tích, tiểu giả đại chi phân.
    Hiệp cái nhỏ thì làm ra cái lớn ; phân cái lớn thì là cái nhỏ, cho nên chớ thấy nhỏ mà dạn làm hay là không nỡ làm. Có câu rằng : vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi.
  2. Đại khí vãn thành.
    Người có đại tài, mà làm nên muộn, ấy cũng là tiếng than.
  3. Đại mộc lưu giang, bất đắc hồi cố.
    Cây lớn trôi sông, chẳng đặng về chỗ cũ, ví với người thất lạc trôi nổi, chẳng trông trở về quê quán.
  4. Đại ngôn bất tàm.
    nói phách mà không biết hổ.
  5. Đại ngôn vô thật.
    Lớn lời nói mà không chắc. Hễ người hay khoe khoang, nói lớn lối, thì chẳng hề có sự thật.
  6. Đại nhơn năng dung tiểu nhơn.
    Người lớn hay dung kẻ nhỏ. Hễ làm lớn thì phải có độ lượng, chẳng khá hẹp hòi với kể nhỏ. Dung nghĩ là đựng, chẳng bao dung, thì là chẳng đựng, ấy là bất năng dung vật.
  7. Đại phú do thiên, tiểu phú do cần.
    Giàu lớn bỡi trời, giàu nhỏ bỡi siêng.
  8. Đại vi đài vi các, tiểu vi đống vi lương.
    Lớn làm đài làm các, nhỏ làm cột làm rường, nghĩa là tùy theo sức theo thế, chẳng đặng bậc đài các thì cũng làm bậc đống lương.
  9. Đâm bị thóc, thọc bị gạo.
    Hiểu nghĩa là người đòn xóc, hay đâm đầu nầy thọc đầu kia cho sanh sự bất hòa.
  10. Đãm dục đại nhi tâm dục tiểu.
    Mật muốn lớn mà lòng muốn nhỏ, nghĩa là phải có gan mà cũng phải cẩn thận.
  11. Đâm lao phải theo lao.
    Nghĩa là lỡ chừng phải theo.
  12. Đạn ăn lên tên ăn xuống.
    Ay là lời chuẩn đích trong sự bắn súng, bắn ná.
  13. Đặng buồng nầy khuây buồng nọ.
    Buồng là buồng cau, buồng chuối, có buồng bây giờ quên buồng ăn rồi, chỉ nghĩa là vong ân.
  14. Đặng cá quên nơm.
    Chỉ mầng con cá, không nhớ tới đồ dùng mà bắt cho đặng cá, nghĩa là phụ ơn.
  15. Đăng cao tất tự ti, hành viễn tất tự nhỉ.
    Lên cao ắt bỡi thấp, đi xa bỡi gần. Trước thấp sau mới cao, trước gần sau mới xa. Muốn làm thầy trước phải làm tớ.