Trang:Tam quoc - Nguyen An Cu - 1949 - Tap 1.pdf/5

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.

— 4 —

hiệu lịnh, nhứt diện sai đệ tử là Đường Châu đem mật thơ cho Phong Tư. Đường Châu lại tới tĩnh mà mạch rằng: « Trương Giác phản nghịch ».

Tin thấu tới trào, Vua dạy đại tướng là Hà Tấn đem binh ra bắt Mã nguyên Nghĩa mà chém, rồi lại bắt bọn Phong Tư mà hạ ngục. Giác nghe lậu sự lật đật truyền sắc ra các sở đều dậy một lược, Trườn Giác xưng mình là Thiên công tướng quân; Trương Bửu xưng là Địa công tướng quân, Trương Lương xưng là Nhơn công tướng quân. Rồi mới rao với chúng dân rằng: « Vận Hớn gần hết, chúa thánh ra đời, chúng bây phải thuận theo ý trời, noi theo đường chính, mà cọng phò Minh vương, đặng có lạc hưỡng thái bình ». Trương Giác mới xao động năm ba ngày, mà tứ phương bá tánh, đầu vấn khăn vàng, tay cầm cờ vàng hơn bốn mươi vạn người. Trương Giác kéo binh đến đâu thì phủ huyện quan quân đều sợ hoảng hồn.

Hà Tấn tâu xin vua xuống chiếu truyền cho các địa phương lo bề phòng bị mà ngăn giặc. Lại hạ chỉ sai Trung lang tướng là Lư Thực, Hoàng phủ Tung và Châu Tuấn ba người thống lảnh ba đạo binh ra dẹp giặc.

Nói về Trương Giác đem binh tới U châu, quan Thái thú đất ấy tên Lưu Yên, người dòng tôn thất, tánh hạnh hiền liền, nghe quân báo giặc tới, thì vội vàng thương nghị với Hiệu húy là Trần Tịnh. Tịnh thưa rằng: « Binh giặc thì nhiều, mà binh ta thì ít lắm, tôi e chúng quả nan đương, xin lập tức treo bảng mộ binh ». Lưu Yên khen phải liền sai quân truyền bảng văn đi đến Trát huyện.

Có một người ở tại Trát huyện, tên là Lưu Bị, tên chữ là Huyền Đức, cũng dòng tôn thất, con của Lưu Hoằng; cha chết sớm, ở với mẹ chí hiếu, tánh khoan dung hòa huỡn, ít hay nói, không ham đọc sách mà biết chữ nghĩa nhiều, mừng giận tự nhiên chẳng khi nào bày ra ngoài mặt, lòng chứa để kinh luân tráng chí, hay giao du với hào kiệt anh hùng, hình trạng khôi ngô, diện mạo đẹp đẻ, mình cao tám thước, tay dài chí gối, tai thòng xuống đén vai, trong nhà nghèo, nhờ nghề dệt chiếu thắt giày mà độ nhựt. Nơi góc nhà có cây dâu cao lớn, lá nó ở trên xây lại một vầng tròn đứng xa ngó như hình cây tàng, có ông thầy tưởng thấy thì khen: « Nhà ấy chắc có sanh đặng quới nhơn ».

Khi Lưu Bị còn nhỏ giởn với con nít dưới cây dâu ấy, thình lình nói rằng: « Nếu tao làm vua đặng, thì che cây tàn này ». Chú của Lưu Bị là Lưu nguyên Khởi, nghe cháu nói như vậy thì lấy làm kỳ, biết khí tượng cháu mình không phải thường nhơn. Bởi vậy, nên thấy Lưu Bị lúc 15 tuổi vâng lời mẹ dạy, đi học với Trịnh Huyền làm bạn với Lư Thực và Công tôn Toản. Bây giờ đã hai mươi tám tuổi rồi.

Ngày ấy thấy bảng vấn thì nguồi nguồi than thở, có một người đứng sau lưng, cất tiếng lên hỏi rằng: « Bổn phận làm trai, đương cơn quốc gia nguy biến, sao không ra giúp nước lại đứng đây mà than dài?» Lưu