Trang:Tan Da tung van.pdf/18

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 16 —

Ông Tử-Cống hỏi đức Khổng rằng: « Nay có hòn ngọc tốt, bỏ hòm mà cất đi chăng? cầu được giá mà bán chăng? » Ngài nói rằng: « Bán đi lắm! bán đi lắm! Ta thời ta đợi giá. » Ngọc tất được giá mới bán, là tự-ái; tất đợi người đến mua mà không đem đi bán rao, là tự-trọng. Ông Mạnh-Tử nói rằng: « Con giai sinh ra mà muốn cho có vợ, con gái sinh ra mà muốn cho có chồng, lòng cha mẹ, người ta ai cũng có. Không đợi mạnh cha mẹ, nhời mối-lái mà khoét lỗ vách ròm nhau, leo qua tường theo nhau thời cha mẹ, làng nước đều khinh. » Giai lấy vợ, gái lấy chồng, tất được người sứng-đáng mới thuận lấy, là tự-ái; tất đợi có mạnh cha mẹ, nhời mối-lái mà không tự theo nhau, là tự-trọng. Tự-trọng nghĩa là không tự-khinh, là tự mình coi có mình, là không tự lấy tinh-thần theo thuộc cái khác mà làm tôi tớ cái khác. Thử nghĩ như mấy điều:

Không tự lấy tinh-thần làm tôi tớ thế-tục — Sắp muốn nói về nghĩa không tự lấy tinh-thần làm tôi tớ thế-tục, liệu hoặc có người lấy sự « đức Khổng đi săn thi ở nước Lỗ » làm ngờ, cho là lễ phải theo tục. Lễ thời phải theo tục, nhưng cũng là sự bất-đắc-dĩ của thánh-nhân; còn như không phải lễ mà tất cứ theo tục thời ai bắt mà phải thế? Nghĩ cho tục-tình tập-thượng, cũng không hẳn đều là dở cả mà ta cùng ở với xã-hội, có nhẽ đâu lấy trái người làm hay. Duy những sự không cần theo, không nên theo mà bỏ ta để theo tục, sợ mất lòng tục mà không quản mất lòng ta, sợ tục lấy làm dở mà không quản tự-ta lấy làm dở, vậy thời biết có tục mà không biết có ta, vậy thời như đem ta mà bán không