Trang:Tan Da tung van.pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 20 —

thời chỗ ấy sẽ rõ. Ông Yến-Anh là một ông hiền đại-phu ở nước Tề về đời Xuân-thu, vua Linh-Công nước Tề bị kẻ bầy-tôi là Thôi-Trữ giết chết; có người hỏi Yến-Anh sao không chết theo vua. Đáp rằng: « Vua chết vì nước thời chết theo, Vua đi mất vì nước thời đi theo; còn như vì riêng mình mà chết, vì riêng mình mà đi mất, phi là kẻ thân riêng, yêu riêng, ai chịu lấy thân mà theo đó. » Ông Trịnh Thành-Công, là một người đại-hào-kiệt ở cuối đời Minh ở Trung-quốc, bố là Trịnh-chi-Long hàng nhà Thanh, Thành-Công can mà không được; người Thanh bắt Chi-Long viết thư dụ Thành-Công phải theo về Thanh, Thành-Công nếu không theo thời tất Chi-Long không sống. — Than ôi! như cảnh-ngộ ông Thành-Công thực là khó nghĩ — Thành-Công khóc mà viết thư giả nhời rằng: « Nếu có sự không may, con chỉ có mặc đồ sô gai giả ơn bố. » Ông Bách-Lạp-Đồ là một nhà đại-triết ở Âu-châu, là học-trò ông Tô-Cách-Lạp-Để, thường có nhiều nghĩa không theo ông Tô-Cách-Lạp-Để mà nói rằng: « Ta biết yêu thầy ta, ta càng yêu cái nhẽ xác-thực. » Vợ Đào-Đáp-Tử là một người hiền-phụ mà sao phải ãm con đi mà bỏ chồng. Ông Chu-Công là một vị thánh-nhân mà sao phải đem quân đánh giết anh. Dương-Giốc-Ai, Tả-Bá-Đào, tình nghĩa bạn còn truyền lại đời sau mà sao một người sống nỡ để một người chết. Nghĩ luân-lý tự đâu mà sinh ra, tự các ông thánh-nhân đời xưa tự lấy tinh-thần đặt ra đó. Các ông thánh-nhân đời xưa tự lấy tinh-thần đặt ra luân-lý, chỉ là trỏ bảo cho người ta nên theo mà cũng chưa từng có buộc người nhất-quyết phải cứ theo như thế. Chúng