Trang:Tan Da tung van.pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 24 —

tinh-thần làm tôi tớ tính-khí.

Nghĩa tự-trọng, liệu không phải như sáu đoạn nói đây mà đã là đủ hết, song hãi dữ được như thế, nghĩ cũng đã là tự-trọng thay! Ôi, các bậc hiền-kiệt ở trong đời thời ta không dám biết; ta muốn cùng các người như ta, cùug nhau thử nghĩ trong một đời mình từ nay giở về trước, bao nhiêu lúc, bao nhiêu sự, bao nhiêu nỗi đã tụ lấy tinh-thần làm tôi tớ, có thể đếm được chăng? Các cái đã qua đều đã qua, không thể sao được nữa; các cái chưa lại còn chưa lại thời ta còn có qnyền. Xưa có đứa trẻ con hát rằng: « Nước sông Thươg-Lương trong chừ! ta dặt giải mũ ta: nước sông Thương-Lương đục chừ! ta rửa cái chân ta ». Đức Khổng nói rằng: « Các anh học-trò nghe đấy, trong thời dặt giải mũ, đục thời rửa chân đấy, thế là tự mình » Ông Mạnh-tử nói rằng: « Ôi, người tất tự khinh, rồi người ta mới khinh. » Ta muốn cho người không khinh ta thời ta phải tự-trọng; ta muốn cho ta không khinh ta thời ta phải tự-trọng. Sau đức tự-ái mà nối được đức tự-trọng, chẳng đã là cái nền của thánh hiền, hào-kiệt đó du? Cho nên quân-tử quí tự-trọng.

3° Tự-tôn.

Phàm người tất biết tự-trọng, rồi mới biết tự-tôn, cho nên đức tự-tôn lại ở sau đức tự-trọng; đã biết tự-trọng tất nên biết tự-tôn, cho nên đức tự-trọng lại tiếp đến đức tự-tôn. Tự-trọng là không tự lấy ta theo thuộc cái khác, giữ lấy địa-vị của ta sinh làm người; tự-tôn là lấy mọi cái khác theo thuộc ta, tự để địa-vị của ta cao hơn địa-vị của người khác. Nguy vậy thay! cái nghĩa tự-tôn.