Trang:Tan Da tung van.pdf/31

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 29 —

và ông Gaston Perret[1]. Ấy cái tinh-thần ấy, như thế là tự-ái, như thế là tự-trọng, như thế là tự-tôn. Chúng ta đã được học ông thầy tự-ái, tự-trọng, tự-tôn mà nếu ta không biết bắt-chước được chút nào thời chỉ để cho người ngoài như người Tàu, người Ấn-Độ đều có thể khinh ta; nếu ta bắt-chước được ít nhiều cái tinh-thần ấy mà tự-ái, tự-trọng, tự-tôn thời người làm thầy ta cũng càng muốn dạy cho ta học; chúng ta nếu không muốn tự-ái, tự trọng, tự-tôn thời người làm thầy ta không có thể dạy cho ta bắt chước; chúng ta nếu muốn bắt-chước cái tinh-thần tự-ái, tự-trọng, tự-tôn thời sẵn có ông thầy tự-ái, tự-trọng tự-tôn để dạy ta; chúng ta nếu đã biết tự-ái, tự-trọng, tự-tôn thời tức là tự ta yêu tiếc nhà, tôn trọng nước; chúng ta nếu không biết tự-ái, tự-trọng, tự-tôn thời ngay cái ta về tinh-thần, tự ta còn bỏ mất mà nói chi đến nước, đến nhà. « Nhớ nước đau lòng con quốc-quốc, thương nhà mỏi miệng cái gia-gia, » người đời xưa có hai câu thơ thế; nay thời nước chúng ta được có Đại-Pháp bảo-hộ, nhà chúng ta đều được có Đại-Pháp bảo-hộ, hai câu thơ ấy không phải là cảm-hoài của ta. Chỉ lo rằng cái ta về tinh-thần mà ta không tự-ái, không tự-trọng, không tự-tôn mà tự ta bỏ mất thời thật đáng thương mà đáng tiếc, thật nên phải mỏi miệng mà đau lòng. « Cậy em, em có chịu nhời, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. » trong


  1. Quan công-sứ Jean Minault hết lòng về sự đào sông làm cho hạt Thái-Bình đến nay được giầu thịnh. Quan công-sứ Gaston perret hết lòng về việc đê, vì sự vỡ đê mà tự chết. Muốn biết tường công-đức của hai quan công-sứ ấy, nên xem bức bia ở Thái-Bình.