Trang:Tan Da tung van.pdf/33

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 31 —

còn thân-thiết hơn nhiều vậy. Bởi vậy cho nên các thánh-hiền thiên cổ, thường đem hết nhất-thiết cái khổ-sở, tội-ác của nhân-thế mà để trong một tấm lòng thương. Người đời nào ai thương đức Gia-Tô mà đức Gia-Tô vẫn thương đời ở trên cây chữ thập 十. Dân nhà Đường ăn no vỗ bụng, quên cả ơn vua Nghiêu mà vua Nghiêu nghĩ đến kẻ cùng-dân, vẫn thường vì đói rét. Dân nhà Hạ làm càn phạm tội, không thể lòng vua Vũ mà vua Vũ đi gặp kẻ có tội thời xuống xe khóc thương. Tượng ngày lấy giết anh làm việc mà vua Thuấn đối với em, chỉ một niềm yêu thương. Đinh-Vị đầy Khấu-Truẩn ra Lôi-châu mà sau ông Truẩn gặp đi qua, còn hết lòng thương cứu. Ôi, quảng-đại thay tấm lòng thương-sót của thánh hiền mà thương thay cho những kẻ ở trong vòng bao-dung vẫn không tự biết có người bao-dung vậy. Bởi những kẻ ở trong vòng bao-dung không biết có người bao-dung, cho nên nỗi đời lại càng lắm nỗi đáng thương sót. « Bảo con con chẳng nghe nhời, con nghe ông Hễnh đi đời nhà con ». Câu đó thật tả hết cái khổ-tâm của người mẹ thương con mà con vẫn không biết đâu rằng lòng mẹ thương con vậy. Lòng người mẹ thương con bao nhiêu, lòng thánh hiền hào kiệt thương đời cũng bấy nhiêu, suy rộng ra thời con quốc, cánh bèo, vợ chồng ngâu, cha mẹ dển thật cũng đều ở trong một tấm lòng thương-sót ấy. Quảng-đại thay lòng thương!

Pham người, ai muốn học làm thánh hiền hào kiệt, phải nên mở rộng lòng thương-sót. Lòng thương-sót mà có mở rộng được thời mới bao-dung được nhiều những cái khổ-sở, tội-ác của nhân-thế. Những cái khổ-sở, tội-ác của nhân-thế mà có bao-dung được thời mới không