Trang:Tan Da tung van.pdf/34

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 32 —

có cái bụng nghĩ giận đời, ghét đời. Không có cái bụng nghĩ giận đời, ghét đời mà mới chuyên có cái bụng nghĩ vị đời. Chuyên có cái bụng nghĩ vị đời mà mới sẽ nên thánh hiền hào-kiệt vậy. Ai thánh hiền, ai hào-kiệt, ai bao-dung cả nhân-thế. Ai ở trong vòng bao-dung đó, mà ai có biết ai thương ai.

Cái lo.

Thiên-hạ đến cái lo, nghĩ rất là buồn cười! Cái lo tại sao mà buồn cười? vì rằng cùng là lo mà có nhiều cái lo khác nhau: có cái lo sang-trọng, có cái lo đê-tiện, có cái lo sung-sướng, có cái lo khốn-khổ, có cái lo mà sống, có cái lo mà chết, có cái lo hữu-tình, có cái lo vô-vị. Cái lo mà nhiều đến như thế, không trách ở đời nhiều người có cái lo, không trách ở đời nhiều người có nhiều cái lo.

Đông tây xưa nay, tưởng không mấy người không có lo; xem cái lo mà người ta hơn kém nhau cũng biết được đôi ít. Trong các cái lo, có giá hơn nhất là cái lo sang-trọng, Trong cái lo sang-trọng lại có hai tính-chất: một là lo vì mình; một là lo vì đời. Lo vì mình như thế nào? Đức Khổng có nói rằng: « Đức chẳng sửa, học chẳng giảng, nghe điều thiện chẳng đổi sang được, điều bất-thiện chẳng đổi bỏ được, ấy là cái lo cưa ta. » Thầy Mạnh nói rằng: « Người quân-tử có cái lo suốt đời, không có sự áy-náy trong một buổi. Ấy như cái lo thời có lắm: vua Thuấn là người, ta cũng là người, vua Thuấn làm phép cho thiên-hạ, truyền được đến đời