Trang:Tan Da tung van.pdf/58

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 56 —

còn nên chán hay không thời chưa chắc. Bốn câu dữa thời chỉ là nhời chép, để tiếp đoạn trên xuống đoạn dưới đấy thôi.

Trong quan-viên có một ông cụ đương nằm hút thuốc, đặt giọc tẩu, ngồi dạy nói rằng: Chị này thông lắm! tất là người có học. Thế chị có biết những điển-tích trong hai câu này không? (trỏ vào câu châu Nam-hải).

— Con cũng có được nghe người ta nói. Châu Nam-hải là sự-tích Mỵ-Châu, Mỵ-Châu bị chém chết ở bờ bể Nam, tương truyền rằng những con trai ở đấy ăn cái máu Mỵ-Châu mà thành ra có ngọc. Thuyền chìm sông Thúy-ái là sự-tính bà Phan-thị-Thuấn. Chồng bà ấy chết trận ở bến Thúy-ái, rồi bà ấy ngồi thuyền sai bơi ra dữa giòng sông chỗ ấy, tự dìm thuyền xuống để chết theo chồng, ấy là một câu trên, hai điển lấy về sử ta. Còn như hai điển ở câu dưới lấy về sử tầu: Sóng Tiền đường là sự-tích Tây-Thi...

— Tiền-đường thời là tích Thúy-Kiều, sao lại là Tây-Thi?

— Tây-Thi cũng bị chết ở sông Tiền-đường. Đây lấy về sự-tích Tây-Thi mới phải, chớ lấy về tích Thúy-Kiều thời lại mất nghĩa của đoạn này.

— Tây-Thi đến sau theo Phạm-Lãi đi chơi năm hồ, điển-tích phân-minh, cho nên ở chuyện Hoa-Tiên cũng có câu « Buồm mây khói tỏa năm hồ » là nói về Tây-Thi. Sao lại là chết ở sông Tiền-đường được?

Một ông quan-viên nữa lại nói rằng: — Phải. Con bé nó nói láo! Nhớ độ đã lâu, tôi có xem hát tuồng