Trang:Tan Da tung van.pdf/66

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 64 —

tính..; nếu còn có một chút tình-tính, nỗi hoài-cảm biết là nhường bao!

Vân-Anh từ sau lúc mẹ chết, khách-khứa càng đông lắm: người thời đi lại thăm hỏi, khách đến hát cũng như thường; lại cũng nhiều hạng khách phong-lưu, đến ngỏ chuyện trăm năm, muốn họp sức để gây-dựng cuộc buôn to bán nhớn; cũng có người không nói về việc buôn bán thời muốn nhân cái vốn của Vân-Anh mà tính đường bay nhẩy, sẽ cùng nên ông nọ bà kia; lại những các thư-trát nơi xa gửi về chia buồn cũng nhiều. Hơn một tháng giời, thật là chỉ ứng-tiếp không kịp. Một hôm, giời về chiều, mở một phong-thư, thấy nhời viết thật dài, khác mọi giấy chia buồn, giở xem ngay tên ký thời chữ ký không rõ, không biết là của ai. Cầm bức thư nằm xem thời trong thư viết rằng:

« Vân Anh quí-nương điếm-thứ.

Nay nhân tôi có xem ở một tờ nhật-báo, thấy nhời cảm-tạ việc tống tang mà dưới ký tên quí-nương, mới được biết rằng tôn-từ đã thọ-chung. Đường-sá xa-xôi, xin có mấy nhời gửi về kính thăm. Sau này xin được cùng quí-nương phân tỏ một đôi câu chuyện.

Nhạn én đổi thay, tháng ngày thấm-thoát, kể từ độ đề tranh sơn-thủy, tới nay gần đã ba đông. — Vân Anh xem đến câu này, trong bụng động lắm, biết là thư của người khách ngày xưa. Ngậm-ngùi nghĩ một lúc, rồi xem cho hết bức thư. — Dẫu nước đi đi mãi chưa về, mà non xanh còn vẫn tóc mây thời liệu tưởng được vậy. Lận-đận chân mây, bể trần chìm nổi, thân-thế dẫu mỗi người mỗi khác mà nghĩ cùng như nhau. Giời tây sế bóng tà-dương, tôi thường vẫn nhớ đến quí-