Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/10

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 10 —

chỉ để rẫy cỏ phá rừng, mở xưởng lập tiệm đâu! Cũng có cần thế, nhưng mà Nam-kỳ đã có chủ-nhân rồi, là Hoa-kiều, cho nên nhân-công ngoài này có vào, lại còn cần đem tài năng, đem tính nhẫn-nại mạo-hiểm, là tính-cách sẵn có, vào phải quyết đấu với Hoa-kiều, là những người, ta đi đâu cũng gặp họ như gai góc cản đường, những muốn cho mình chìm đắm trong vòng nô-lệ mãi mãi, để họ chiếm lấy quyền-lợi một mình, ta không được phạm đến. Bởi vậy, việc di dân vào Nam-kỳ, không những là mưu sự hạnh-phúc an-lạc cho đám nhân-công Trung, Bắc-kỳ, mà lại là một việc phải tranh đấu với Hoa-kiều, để đoạt lại cái chủ-quyền kinh-tế, và gây cuộc phú-cường sau này, thành thế ra việc ấy, từ vấn-đề của cá-nhân, tiến lên thành vấn-đề của xã-hội vậy. Nếu chẳng có ý-nghĩa như thế, thì sang Lào mà làm ăn còn hơn, sang Nouvelle-Calédonie làm cu-li cũng được, cần gì phải vào Nam-kỳ?

Tất cả Đông-Pháp này, có 35 vạn Hoa-kiều, thì mình xứ Nam-kỳ 20 vạn, người đông, của nhiều, công-nghệ to, buôn bán lớn, nhất thiết đều tụ cả ở đó, thành ra một cái thế-lực đồ sộ vững vàng, thế thì có muốn cạnh-tranh với họ, tưởng trước hết, phải biết thế-lực của họ ra làm sao mới được. Có biết thế-lực của họ, để điều hay ta theo, điều ác ta tránh, nói tóm lại mới biết đường mà đối phó với họ, nếu không thì không khỏi bị họ tìm cách thâm-hiểm mà hại mình, xưa nay những việc gì ta làm, hễ có ý cạnh-tranh với « các chú » ở trong, thường bị họ dùng độc-thủ mà phá-hoại mình ngả nghiêng, ấy tức là một chứng cớ vậy.

Di dân được vào Nam-kỳ, còn hai ý-nghĩa cao hơn nữa:

Một là tư-bản và nhân-công hợp với nhau. Tư-bản và nhân công là hai tài-liệu để lập nên một nước phú-cường, tất phải tương-tư tương trợ lẫn nhau, rời nhau ra thì đều là vô dụng, lại có hại nữa. Thế-giới ngày nay, xướng lên cái chủ-nghĩa tư-bản, và cái chủ-nghĩa lao-động, có ý phản-đối với nhau, song kết-quả chỉ thấy là phá-hoại: thường khi bọn thợ đình công, mà công-nghệ phải chịu ảnh-hưởng