2.808.289$, thật là thịnh lắm. Tuy trong cũng có nhiều việc tham lậu, nhưng Chính-phủ cũng cố sửa sang cho thật đứng đắn, để cho hết thảy các nhà nông, không cứ chi là lớn nhỏ, đều có thể nhờ lợi ở hội Nông-nghiệp tương-tế ấy mà ra được.
Lệ vay thì đại-khái là gửi lúa ở hội, rồi hội cho vay tiền, mà vay thì mỗi năm phải trả, nhưng thường chia làm năm năm, cứ hết mỗi năm lại viết văn-tự lại một lần. Bấy lâu những nông-gia vay trả vẫn sòng phẳng lắm, không có mấy khi phải dùng đến pháp luật mới đòi được, ấy đủ làm chứng rằng hội Nông-nghiệp tương-tế của Chính-phủ lập ra là cần dùng và có ích cho nông-dân Nam-kỳ lắm vậy.
Tóm lại, cái chương-trình của Chính-phủ để mở mang nông-nghiệp Nam-kỳ có ba điều cốt yếu như thế, ngoài ra Chính-phủ còn khuyến-khích dân giồng cao xu, giồng dừa, giồng mía v.. v... toàn là những đồ xuất-cảng to, và rất cần dùng cho công-nghệ đời bây giờ, mà bấy lâu ta chưa biết đến. Xem đi xem lại cái chương-trình ấy, thì một việc mở mang nghề làm ruộng cho ta, Chính-phủ lo tính như thế, thật là hết sức rồi, thật không kém cạnh gì nữa, 150 vạn mẫu đất hoang kia, chỉ chờ trong vòng 20 năm nữa, là thành ruộng vườn tốt đẹp cả, ai lại không mừng! Song, nghĩ lại một lần nữa, thì có điều khiến cho ai cũng lấy làm lạ lắm, là kênh khai rồi đó, hạt giống lựa rồi đó, hội Nông-nghiệp tương-tế bảo-hộ cho đó, nhưng mà thiết-sử không có cái « cánh tay » thò ra tát nước ở những kênh ấy lên, lấy những hạt giống đã lựa ấy mà gieo, vay tiền ở hội Tương-tế kia về mà làm, tức là không có nhân-công, thì lấy ai khai-phá 150 vạn mẫu đất hoang kia, thế thì việc « lấy nhân-công ở đâu », sao không thấy Chính-phủ nói trong chương-trình kia một thể, chẳng cũng khiến cho người ta lấy làm lạ lắm sao?
Sau khi người Pháp đặt chân vào đất Nam-kỳ, ta nhớ lại chỉ nguyên thấy có hồi định mộ dân Tầu sang Nam-kỳ khẩn hoang, nhưng người Tầu chỉ sang buôn bán và làm công-nghệ, mà không chịu làm ruộng, thành ra cái kế-hoạch ấy không xong,