Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/127

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 127 —

VI

Công-nghệ của xứ Bắc đối với Nam-kỳ có quan hệ là thế nào? — Vấn-đề đem thợ vào làm. — Vấn-đề ấy vì đâu mà khó. — Nghĩ cách đem họ vào làm thế nào cho chắc chắn và lợi công-việc.

Phương-ngôn ta có câu rằng: « túng thì phải tính »; ấy công-nghệ của xứ Bắc mà sở dĩ khá, là tại « túng thì phải tính » vậy.

Trong khoảng mươi năm trở về, đây, công-nghệ của xứ Bắc mỗi ngày một khá thật, từ đồ dệt, đồ đồng, đồ khảm, đồ da, đồ sứ v.. v... nhất thiết đều chế-tạo có vẻ mỹ-thuật cả, đem so với cùng những đồ ấy chế ra từ mươi năm về trước, thì thấy tiến-bộ rõ ràng lắm. Thứ nhất là mỗi năm nhân dịp trong kỳ Hội chợ, hay là trong một cuộc bác-lãm nào, là những khi mà công-nghệ linh-tinh ở các nơi, đều tụ họp cả lại, chẳng có con mắt nhà kỹ-sư chuyên-môn gì, nhưng trông kỹ thì bao giờ ta cũng phải chịu rằng năm nay đã hơn năm ngoái, ấy là chưa phải làm bằng máy móc, mà còn theo cách-thức cũ, dùng khí-cụ xưa, chế-tạo ra được những đồ như thế giá đem ra bày ở trong thị-trường thế-giới, kể cũng là xứng đáng lắm vậy.

Tiếng thế, đồ xuất-cảng của ta mỗi năm hàng mấy triệu quan, nhưng sản vật chiếm đến 90 thành, thì đồ công-nghệ chế-tạo mới được 10 thành, nghĩa là vật-sản bán ra ngoài được nhiều mà đồ công-nghệ ít, vì những đồ ấy của ta dù có khéo thật đấy, song mới đủ để cho trong xứ dùng đỡ dùng đồ ngoại hóa được đôi tí mà thôi, chớ chưa có thể nào đem bán cho ngoại-quốc được. Vì sao?

Ta nên biết rằng: công-nghệ có hai thứ: một là công-nghệ nghĩ ra, một là công-nghệ bắt chước. Thứ công nghệ nghĩ ra ấy, thì lấy hóa-học và cơ-khí làm nguyên chất; nhất thiết đồ gì, không kể là to nhỏ, đều phải qua phòng thí-nghiệm rồi sang nhà máy, mới thành được thứ đồ, cho nên đồ gì chế-tạo cũng