Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/135

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 135 —

không liên lạc bởi đó mà ra. Tác-giả xin kể một câu truyện nhỏ này làm chứng. Ở phố Catinat, có nhiều cửa hàng bán mũ của người Bắc, trong đó có một ông A, một ông B. (người thuật truyện không nỡ nói tên, tức là để bảo toàn danh-dự cho các ông ấy) cạnh-tranh nhau một cách con nít quá. Nguyên có một thứ dạ lợp mũ ở bên Tây mới sang đâu vài trăm thước, mỗi thước giá đắt tới mười mấy đồng, vậy ông B ít vốn, chỉ mua dăm thước một về làm, hết rồi lại mua, ông A giầu có, bỏ tiền ra mua hết cả mấy trăm thước ấy về chất đống ở nhà, tức là để cho ông B không mua đâu được dạ ấy, thì không làm được thứ mũ ấy cùng với mình nữa. Trong khi công-nghệ Bắc mới nhóm lên ở Nam-kỳ, mà cái lối cạnh-tranh của phần nhiều ông ấy, đại khái như thế cả, gọi là cái lối cạnh-tranh tiểu-nhân, tưởng cũng không oan. Các ông lại còn có cái lối cướp thợ của nhau nữa; sự đem thợ vào khó khăn thế nào, trên kia đã nói, muốn tránh sự khó ấy, cho nên thường ông này chờ ông kia đem thợ vào rồi, tìm cách cám-dỗ thợ về với mình, thế là không tốn kém nhọc nhằn gì mà được thợ làm việc, hay là tìm cách nói gièm, khiến cho bọn thợ phải biến tâm mà phản chủ. Ôi! Tình-tệ còn nhiều, nói không thể hết được Bọn thợ cũng có con mắt tinh, thấy bọn chủ đối với nhau như thế, thì lại càng làm cao già, trễ nải công-việc, vòi vĩnh lôi thôi, ví bằng các ông chủ có tình liên-lạc với nhau, thì đâu họ lại có sinh sự như thế được.

Nay, muốn đem công-nghệ Bắc vào trong ấy mà làm, thì một sự dưỡng dục được bọn thợ là khó nhất, vậy tưởng phải tìm phương-pháp nào cho khéo, mới mong có thành công, lấy sự-thế bây giờ mà bàn, nghĩ cũng có hai cách sau này là phải.

Trước hết, khi đem thợ vào làm, thì sự phải kén chọn lấy những thợ giỏi giang, đứng đắn đã đành rồi, thế mà sau vẫn thường thấy xẩy ra những nỗi bất tiện như trên kia, không biết thế nào mà lượng trước, cho nên giá ông chủ công-nghệ làm sao cho vợ con hay thân-nhân họ cùng đi, là một điều hay lắm.

Tiền lương ít nhiều không đủ giữ nổi họ, vì họ còn có chỗ