Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/136

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 136 —

nhiều lương hơn, nghĩa lý phải chăng không đủ cảm được họ vì họ là người vô học, vậy bây giờ ta lấy cách gián-tiếp buộc họ là buộc bằng gia-đình, có dễ là kế diệu hơn cả, đã có nơi thí-nghiệm như thế có hiệu-quả lắm rồi. Tại Rạch-giá, có một cái đồn-điền toàn người Bắc làm, ông chủ điền ấy cho mỗi người cấy chia ba mẫu mỗi hạn độ 3 năm, hết hạn người này muốn về thì ông chủ ruộng tìm cách đem vợ con ở ngoài này vào cho hắn, lập thành gia-đình, thành ra buộc chân, mà không còn điều tưởng-vọng gì nữa, chỉ một mực làm ăn mà thôi.

Nếu làm được như thế, thật có lợi cả cho họ, và lợi cả cho mình, vì vợ con hay thân-nhân họ cũng là nhân-công cả đó, có khi giúp đỡ được việc cho chồng, hay là lợi-dụng bọn này vào việc khác, thí dụ như nuôi tầm dệt cửi v.. v... lại càng tiện việc lắm. Được thế, mà có khi bọn thợ nhân đó lập được địa vị. mưu được sản-nghiệp về sau cũng nên. Bọn người Bắc vào Nam trước hết, là bọn người do ông Schneider đem vào, mà bây giờ đều thành như người có căn cước ở trong ấy, lại lớn nhỏ đều có sản-nghiệp cả, ấy là một chứng cớ vậy.

Sau hết, các ông chủ công-nghệ phải có hội liên-hiệp với nhau mới được. Phải có thế, tức là để khích tiến nghề nghiệp của nhau lên, giữ thể-thống đối với bọn thợ, lòng tín-nhiệm đối với khách mua hàng, cùng là cái giá-trị của đồ chế-tạo mình bao giờ cũng có chừng mực, đừng nên thừa lúc người trong Nam đã chiếu-cố đến mình, mà có lòng tham bán của giả lấy tiền thật, chắc không được bền. Không cần xem đâu xa xôi, hãy xem mấy nhà công-nghệ Hoa-Kiều ở ta, nghệ gì họ chẳng có hội liền-hiệp của nghệ ấy, để gắn bó bênh vực cho nhau, cho nên cùng một thứ đồ ấy ở hàng này hàng kia, không bao giờ ta thấy tốt xấu cách nhau xa, giá cả cách nhau xa, mà cũng chẳng bao giờ có cái lối gièm hàng và cướp thợ của nhau như ta vậy. Tác-giả đã từng đem cái tình-hình công-nghệ của người Bắc ở trong Nam để phô-trương với một người Hoa-Kiều ở Chợ-Lớn. tức là có ý dò cái bụng phán-đoán của họ ra sao. Người này nói: « Các ông