nên biết người Việt-Nam chưa bỏ nỗi cái tính ưa « đồ Tầu » đi được, nay các ông định đem « đồ của mình » thế vào, thì tất đồ ấy phải tốt, phải rẻ, thế mà xem cái hiện-tình công-nghệ của các ông trong này bây giờ: đồ chế tạo thì quyết nhiên không phải chúng tôi không cạnh-tranh được, còn thợ, thì chúng tôi chỉ dử tiền là cám dỗ được họ, các ông chủ công-nghệ, thì chúng tôi chỉ dùng kế nhỏ mà li-gián là tự làm hại nhau ngay..... » Bằng ấy lời đủ biết họ hiểu rằng mình không có cái nghĩa « đồng nghiệp liên đái » vậy.
Xem hết cái sự-thế như vậy, thì các nhà công-nghệ ta muốn kinh-doanh trong Nam-kỳ, có nên không liên lạc để bênh vực giúp đỡ nhau không? Nếu không, thì không những là bị người ngoài thừa cơ ám hại, bọn thợ thừa cơ khinh nhờn, mà đồ chế-tạo ngày một kém suy, khách mua hàng ngày mất tin cậy, thì công cuộc tất nguy. Làm một công-cuộc gì, sự thành bại vẫn biết là việc thường, nhưng đối với nền công-nghệ Bắc mới hay là sắp xây dựng ở trong Nam, thì một công-cuộc nguy, cũng có quan-hệ đến đại-cục nhiều lắm.
Tác-giả dám chắc rằng: nền công-nghệ Bắc lập ở trong Nam thế nào cho chắc chắn vững vàng, có thế bành-trướng ra được, thì công-nghệ của Hoa-Kiệu, và ngay đến đồ chế-tạo của ngoại-quốc nữa, cũng chịu ảnh-hưởng sấu xa lắm vậy.