Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/141

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 141 —

gián-tiếp do mấy tiệm buôn bán của người Bắc trong Nam bây giờ vậy. Ôi! ta nên biết rằng: lúc mà anh em Nam-kỳ ta sinh ra lòng ác-phẫn Hoạ-Kiều mà tảy-chay họ, thì tức là lúc có cảm-tình, có tín-nhiệm đến hàng hóa Bắc lắm, thế thì tưởng ta không nên phụ lòng, phải buôn bán thật thà hẳn hoi, để giữ mối hàng cho lâu dài, mới mong có cơ mở mang ra được. chớ có nên thừa lúc anh em tin cậy đến, mà tha hồ sinh cái lòng tham của mình, tuy mình có vơ vét được nhiều, nhưng làm hại cho toàn cục ở trong chỗ vô hình, thật là không nhỏ. Nếu cứ như thế, thì tưởng anh em Nam-kỳ ta đã từng gây lên cái phong-trào tảy-chay khách-trú năm nào, nay mai dễ lại gây lên cái phong-trào tảy-chay hàng Bắc nữa, biết đâu? Đến bấy giờ: thì còn gì là tình anh em Nam, Bắc? Còn gì là thương nghiệp của mình trong Nam-kỳ? Còn đâu là chỗ tiêu-thụ cho đồ chế-tạo của Bắc nữa? Nghĩ mà lo thay!

Song le, sự thế ngày nay, còn có chỗ khôi-phục lại được. miễn là mấy nhà buôn bán — hoặc đã ở hoặc sắp vào Nam-kỳ — cho có lương-tâm là đủ. Không ai cầu phần nhiều các ông phải nói rằng: mình vào buôn bán như thế, là chấn-hưng thương-nghiệp của nước mình, và cạnh-tranh lợi-quyền với Khách-trú, vì có cái nghĩa cao quá, mà chỉ cầu rằng các ông buôn bán cho phát tài, do cái nguồn đứng đắn, thật thà, và trong-sạch mà ra; trước hết là đừng có tham lắm.

Ai lại không hiểu rằng: một thứ hàng, đem từ ngoài Bắc này vào, trải mấy lần chuyên chở, mà trong ấy, nhất thiết từ nhà cửa, ăn uống, thuế má đều đắt cả, thì tự nhiên thứ hàng phải cao hơn chỗ xuất-sản của nó, nhưng cái giá cao đó cũng có chừng mực mà thôi, không có thế gì cao lên cho tới gấp đôi gấp ba được. Ta xem như những đồ hàng Tây mua ở bên này, so với những đồ hàng mua tận bên Tây gửi sang, chở qua đại-dương hàng tháng mới tới, thì cũng không thấy đắt hơn bao nhiêu, phương chi từ Bắc vào Nam, có xa xôi tổn kém gì cho lắm mà kể. Nếu bảo trong nghề buôn bán, có thứ hàng, ví bằng không