bán đắt lên, thì nhà nghề có chỗ chịu thiệt thòi, không nói với ai được; thế thì nên chia ra tùy thứ hàng bán đắt bán rẻ mới phải. Nếu thế, có thứ hàng thích dụng cho những người sang-trọng giầu có, thứ hàng ấy dẫu bán đắt cũng không sao, còn những thứ hàng nào thích dụng cho những người ít tiền, là phần đông người nhất, thì nên bán rẻ một chút, lấy chỗ bán được nhiều làm lợi nhiều, còn hơn là bán nhiều mà lợi ít vậy. Hàng Bắc, như đồ khảm, đồ đồng, đồ chạm, những cái to tát lềnh kềnh nhưng chế-tạo rất khéo, đem vào Nam-kỳ chỉ bán cho người ngoại-quốc hay là mấy ông triệu phú người mình, thì dẫu vốn nó 100$. bán lên 200$. hay là 200$. bán lên 400$. cũng được, vì những đồ ấy ai sẵn tiền mà thích dùng thì mấy cũng mua, đã mua thì mình bán đắt mấy chẳng hệ gì, chớ đến những hàng thường dùng nhất như là cái áo the hay đôi guốc v...v... thì phải bán rẻ lắm mới phải, chỉ nên cao hơn chỗ xuất-sản đôi chút mà thôi. Cớ gì cái áo the hạng tốt ngoài này chỉ độ 5$. đem vào bán lên tới 7$, 8$, đôi guốc vốn chỉ có 14$. một trăm là kể cả cước, thế mà đem vào bán tới 0$ 30 một đôi, thế chẳng phải là đắt, thì còn gì nữa.
Nay muốn cho các nhà buôn bán trong Nam, từ cửa hàng cho đến hàng xách, đều giữ được một mực thăng bằng cả, thì phải làm thế mà ước hẹn nhau? Ước hẹn nhau mà không giữ được đúng, thì hóa ra nhà nọ chẳng làm nguy cho nhà kia lắm ư? Vì thế mà các nhà buôn, người Bắc ở trong Nam, phải có đoàn-thể với nhau lắm mới được Thường tình của người ta, mấy ai thoát khỏi được tấm lòng tư-lợi thứ nhất là trong cái nghiệp buôn bán, thì tấm lòng ấy càng nặng lắm nhưng cũng đừng có quá vụ tư-lợi, mà mất tin của khách mua hàng, và làm hại những bạn đồng nghiệp, như câu truyện « mua dạ làm mũ » đã thuật ở đoạn trước, mà phải cùng gắn bó với nhau, khi giá hàng cao thì cùng cao, khi giá hàng hạ thì cùng hạ, đừng có kẻ thế này, người thế kia, làm loạn cái lòng tin của anh em Nam-kỳ lên, chẳng biết hàng Bắc thế nào là phải giá nữa. Không nói thì ai trông thấy cũng biết rằng: Hoa-Kiều buôn bán ở đâu, cũng có