Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 16 —

Số là người Tầu sang làm ăn bên nước ta, không mấy người đem vợ theo, sang bên này mới lấy vợ Annam là thường. Triều-đình ta muốn lợi-dụng cái tình-thế ấy, để cho tăng dân-số nước mình lên, bèn định lệ rằng: hễ người nào do bố khách mẹ An-nam đẻ ra, thì tức là dân Annam, bắt tụ họp thành ra làng riêng gọi là « Minh-hương » (明 鄉), nghĩa hễ làng của người nhà Minh, Bất cứ dân lai khách ở chỗ nào, cũng có thể lập thành làng Minh-hương được cả, hễ ở đâu thì lập thành làng ở đó.

Năm Minh-Mệnh thứ 10 (năm 1829) định lệ rằng: người Tầu. nào sang làm ăn bên nước Nam được phép lấy đàn bà Annam, nhưng nếu đem vợ Annam về Tầu thì phải xử tội rất nặng, đem con lai về cũng vậy, và cạo đầu cho con mà để bím thì cũng phải tội, nghĩa là Triều-đình buộc ngặt rằng: người Tầu lấy vợ Annam đẻ con, con ấy tức là dân Annam, để lợi sự đông dân lên cho nước vậy. Đã là người Minh-hương, thì nhất thiết phải theo lễ-nghĩa, y-phục, luật-pháp và đóng thuế má, cũng là được thi cử làm quan, y như người Annam cả.

Xét lại, cái chính-sách của Triều-đình ta ngày xưa đối với dân Hoa-Kiều như thế, thật là chính-sách hay lắm: một là không cho họ theo chế-độ nào riêng, thì quyền cai-trị hoàn-toàn ở mình; hai là đặt ra bang, thì dễ phần kiểm-đốc; ba là đặt ra Minh-hương, thì lợi cho dân-số của mình; cái chính-sách ấy vì hay như thế, nên người Pháp sang bảo hộ ta, vẫn noi theo đại-cương ấy để đối với Hoa-kiều, tuy có thay đổi ít nhiều, là bởi tùy thời bắt buộc, như là đánh thuế đinh người Tầu rõ nặng, và buộc người Tầu đi tỉnh nọ sang tỉnh kia, phải có thông-hành hộ-chiếu v.. v... thì sự ấy cũng thường, không cần nói đến, vì cuốn sách này không có ý biên chép những luật-lệ của Nhà-nước đối với dân Hoa-kiều, mà chỉ có ý phô-trương cái thế-lực Hoa-kiều ngày nay ở Nam-kỳ to lớn thế nào, là để tìm cách để-kháng mà thôi.

Đoạn này mà nói đến những thể-lệ của Quốc-triều ta định ra để cai-trị dân Hoa-kiều, là cốt chứng tỏ rằng: nước ta ngày trước tuy ngoại-giao có kém hèn, nhưng đến phương-pháp nội-trị, thì cũng đã là khôn khéo và chu-đáo lắm vậy.