Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/39

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 39 —

để cho tiệm nhỏ bán trước, rồi tự mình mới bán sau, ví dụ như mỗi năm đến mùa chè mới, thế nào thì thứ chè tạp-hiệu có bán trước, chán chê mới đến chè chính-hiệu bán sau, vì họ khéo nhường nhịn nhau thành ra trong việc buôn bán, cái tiếng « đọng hàng » hay « ế hang », ít thấy họ dùng đến lắm. Họ buôn bán lại có hô ứng với nhau lắm, thí dụ lúc này trong Nam-kỳ hút món gì, như là sợi, vải, rượu thuốc, v... v... mà bọn Hoa-thương ngoài Bắc nhiều món đó, thì họ đánh giây thép cho bọn ngoài này, gửi vào mà bán; trái lại, bọn ngoài Bắc có khan thứ hàng nào, mà bọn trong này có thì cũng gửi ra như thế, té ra. trong cuộc buôn bán, cái gì lợi là ở trong tay họ chiếm lấy phần cho nhau cả.

Cái độc-quyền to nhất của bọn Hoa-kiều trong Nam-kỳ là ở nghề buôn thóc gạo.

Xứ Nam-kỳ ta là xứ sản thóc gạo thứ nhì hoàn-cầu, sau nước Diến điện, vào khoảng ba bốn năm nay càng được mùa lắm, có người đã tính mỗi người Nam kỳ mỗi năm sản-xuất được 555 cân tây (kilogrammes), mà mỗi người ăn mỗi năm chỉ hết 140 cân tây mà thôi, bởi thế, mỗi năm xuất-cảng non hai triệu tấn, ấy là còn đến 2 triệu mẫu đất bỏ hoang chưa vỡ, không thì còn nhiều thóc gạo nữa. Trong non hai triệu tấn gạo xuất-cảng đó, chia làm 100 thành, thì Hoa-kiều chiếm đến 60 thành. Ta tuy cũng có ít nhiều nhà máy xay lúa (décortiqueries), nhưng cũng chỉ xay để bán lại cho Khách-trú thôi. Hiện nay lại Chợ-Lớn, có 18 nhà máy gạo cả thảy, trong số đó công-ty Rizeries d'Extrême-Orient có 4 nhà, mỗi ngày xuất-phát được cả thảy 2.600 tấn gạo, và một nhà của công-ty máy rượu (Société des Distilleries de l'Indochine), mỗi ngày 600 tấn, còn bao nhiêu là của Khách-trú hết; họ có 6 nhà máy gạo to, mỗi ngày xay được 1000 tạ là ít; trước mặt có bến thuyền của họ vận-tải ra bến tầu Saigon, đã có tầu buôn họ ở Hương-Cảng, Thượng-Hải sang chờ để chở đem ra ngoại-quốc.

Trong nghề buôn bán thóc gạo của họ, mặt nào họ cũng lợi to cả.