Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/60

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 60 —

những chỗ rét nhất nóng nhất ở trong thế-giới này. đều có vết chân người Tầu.... ».[1] Thật là nói không sai, mà người châu Âu nói là « Hoàng họa » (cái vạ da vàng, le péril jaune,) là cũng có ghê cái tính nhẫn-nại của người Tầu một đôi phần vậy.

Đến như trong các công-việc làm, cái tính nhẫn-nại của họ, ta lại cũng nên sợ lắm. Ở trong Nam kỳ, là chỗ tụ-họp rất đông những đám lao-công người Tầu, ta thấy họ thức khuya dậy sớm, giãi gió dầu mưa, làm lụng suốt ngày, hình như không biết mỏi, mệt, cho nên có nhiều đồn điền giồng giọt, các xưởng máy, các tầu chạy biển, đều dùng người Tầu nhiều, cho là có tính chịu khó, làm được nổi nhiều việc mà người ta không thể làm được. Tức như một việc đốt than ở dưới tầu biển, vì gần lò nên nóng nực quá, người châu Âu làm thì súc được vài sẻng than bỏ vào lò, lại ra ngồi hứng gió và hút thuốc lá, chớ người Tầu, cứ ngồi luôn ở trước lò, lại lựa từng cục than mới bỏ vào, chịu được cả nóng nhân thế người Tầu có tiếng là đốt than giỏi nhất. Xem thế thì tính nhẫn-nại của họ ghê quá, suy ra công-việc gì cũng làm được thành công to là thế vậy.

Người Hoa-Kiều yêu nước, mà còn yêu cả làng, tức Lương-Khải-Siêu 梁 啓 超, là bậc đại-văn-học ở nước Tầu hiện thời gọi là cái « tư-tưởng thôn-lạc 思 想 村 落. Ta thấy bọn Hoa-Kiều trong Nam-kỳ, bang Phúc-Kiến, bang Quảng-Đông lập trường riêng dạy bằng tiếng bang mình v... v... lại thường khi trong bang này bang khác, sinh sự xung đột với nhau, là vì cái tư-tưởng thôn-lạc này cả. Tiếng nói không được thống nhất, thì cảm tình dễ phải phân chia, cho nên mới có cái tư-tưởng ấy. Tư-tưởng ấy cũng có lợi, nhưng nếu quá độ, thì rất ngăn trở cho sự dân-tộc tiến-hóa, ta xem Hoa-Kiều sang ta, người mỗi tỉnh — tức là mỗi thứ thổ-ngữ — kết hợp thành một bang, chứng tỏ ra rằng: cái tư-tưởng thôn-lạc của họ quá độ vậy. Song lâu nay thì họ đã biết nghĩ đau về nỗi giống nòi bị người khinh rẻ, nên đã mộ cái tư-tưởng quốc-gia, mà cùng nhau mưu an công[đính chính 1]


  1. Thấy ở trong «Khoa-học tạp-chí. » 科 學 雜 誌 của Tầu
  1. Sửa: an công được sửa thành công an: chi tiết