Bước tới nội dung

Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/92

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 92 —

民 地, Colonie de peuplement et d'exploitation), tự hình-thức mà xem, thì có lợi hơn người Pháp; điều này tưởng bây giờ Chính-phủ cũng tự biết là sơ-xuất thì phải.

Nhưng ta tự hỏi sao Chính-phủ lại đem nhân-công Tầu sang? Là bởi cho nhân-công Tầu nhiều và có nhiều tính-cách tốt, dễ sai bảo và có thể làm được việc, còn như nhân-công bản-xứ thì thiếu, và phải mất nhiều bản-chất xấu không thể dùng được. Đại-khái cái dư luận ấy như sau này[1]:

«Người Annam vốn là sinh-tính lười biếng, lại không biết lo lắng gì cả, được ngày nào hay ngày ấy, nếu ngẫu nhiên được một miếng đất để cất một cái nhà, và một mảnh ruộng cày cấy đủ ăn trong một năm, ấy điều nguyện-vọng của họ đến đó là cùng tột rồi. Trông mong họ để lấy nhận-công thì vô-ích; vả chăng, ngày giờ của họ phần nhiều là ngồi soài trên cái chõng, khề khà uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào hay là cả thuốc-phiện nữa. Những ngày ấy, nếu chịu khó đi làm việc, thì thêm được đồng ăn tiêu, và ít ra nữa cũng kiếm được đồng để ra, phòng những năm đói kém... Song le người Annam có biết lo xa đâu? Họ chỉ cam sống ngày nào hay ngày ấy, chẳng lo lắng gì, hầu như là con nít, bao nhiêu công-việc đứng đắn đáng làm hôm nay, thì hẵy để đến mai, duy có lúc nào túng bấn mới bắt được họ làm việc mà thôi.

« Vả chăng, kể về phương-diện nhân-công, thì người Annam lại hay hiếu tĩnh, đó không phải là cái tật nhỏ của họ đâu, họ quyến-luyến nhà cửa quê hương quá sức. Các gia-tộc thường đến ở một làng nào, từ đời cổ nào không biết; cha ông đã đứng vào hàng tai mắt trong làng, và họ đã có ngôi thứ trong đình đám rồi, nếu bỏ làng mà đi, tức là làm mất danh giá, hầu như không phải là con người tử tế, nghĩa là nếu họ đi đến làng khác mà ở, tất bị người ta khinh rẻ, coi chẳng ra gì. Thành ra, họa chăng vì nỗi ông cha sa sút (hoặc vì bị tù tội, hay vì không đóng thuế nổi... v.. v.) thì mới chịu đi như thế. Nếu như nhà


  1. trích trong sách L'immigration chinoise en Indochine của ông Lafargue.