Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/124

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
128
TÔN NGÔ

cuộc tranh-chiến, thường đến chết mà không chịu thôi, ấy là bởi cái khí nó khiến như vậy. Cho nên cái phép dùng binh nếu khiêu-khích tưóng-sĩ khiến cho trên dưới cùng nổi tức giận, thì mũi nhọn không ai cản nổi. Bởi vậy, quân địch mới đến với cái khí hăng-hái, ta không nên giao chiến vội, để nó phải cùn đi, chờ khi nó đã suy quyện, rồi ta hãy đánh, cho nên cái nhuệ-khí của họ có thể đoạt được. Úy Liêu-Tử bảo khí đầy thì đấu, khí đoạt thì tẩu, tức là thế đó. Tào Quệ nói: một hồi trống thì khí bừng lên, tức là nỏi khi mới đến cái khí đương thịnh, hai lần mà suy, ba lần mà kiệt, là bảo trận càng lâu thì người càng mỏi. Lại Lý Tĩnh nói sự giữ không phải là giữ lũy cho bền, giữ trận cho vững mà thôi, tất phải giữ cái khí của ta để đợi dùng đến. Gọi là giữ khí, tức là thường giữ cái khí của ta khiến được mạnh-mẽ, thịnh mà không suy, rồi sau mới có thể đoạt được cái khí của người.


Tướng quân có thể đoạt lòng.

Lý Thuyên rằng: trêu cho mà tức tối, khuấy cho mà rối ren, gièm cho mà xa lìa, lún cho mà ngông hợm, như thế thì cái lòng của họ có thể đoạt được.

Đỗ Mục rằng: lòng là lòng của tướng-quân, trong quân phải dựa vào đấy mới vững vàng được. Đời Hậu Hán, Khấu Tuân đi đánh Ngỗi Hiêu, tướng Hiêu là Cao Tuấn giữ đạo quân thứ nhất ở Cao-bình, Tuấn sai tướng quân Hoàng phủ-Văn đến yết kiến Tuân. Văn đến, nói năng bướng bỉnh, Tuân giận đem chém và đuổi người phó về. Tuấn sợ hãi, lập tức mở cửa thành ra hàng. Các tướng nói: Dám hỏi tại sao giết chết sứ-giả mà lại khiến cho thành phải hàng? Tuân nói: