Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/192

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
198
TÔN NGÔ

đất tan. Hoặc bảo đất không có then khóa, quân lính dễ tan chạy, ở chỗ ấy không nên thường đánh. Lại bảo là khoảng đất không có những chỗ yếu-bại, chí-ý không bền mà dễ lìa, cho nên gọi là đất tan. Ngô-vương hỏi Tôn-Vũ rằng: « Đất tan quân lính để ý ở nhà, không thể dùng đánh nhau được, thì nên bền giữ không ra. Nếu kẻ địch đánh vào thành nhỏ của ta, cướp đồng ruộng ta, cấm củi rác ta, lấp đường cốt yếu của ta, đợi khi ta trống rỗng rồi đến đánh gấp thì làm thế nào? » Vũ nói: « Kẻ địch vào sâu cõi ta, qua nhiều thành ấp, binh lính lấy quân làm nhà; chuyên chí quyết đấu; binh ta ở nước, mến quê, ham sống, bầy trận thì không bền, đánh nhau thì không thắng, nên tụ người họp lính, dành thóc chứa lụa, giữ thành phòng hiểm, sai khinh binh cắt đứt đường lương. Họ khiêu chiến không được, vận tải không đến, đồng không nội trống, ba quân đói khát, bấy giờ ta mới lừa nhử, có thể nên công. Nếu muốn đánh nhau ở đồng, thì phải nhân thế, dựa hiểm, đặt phục, không có chỗ hiểm thì ẩn vào khí-giời, như là bóng tối sương mờ, nhân lúc bất ý, đánh úp vào khi họ trễ nải có thể nên công. »


Vào đất người mà không sâu là đất nhẹ.

Tào Công rằng: Binh lính đều trở về một cách nhẹ-nhàng.

Đỗ Hựu rằng: Vào đất người chưa sâu, bụng còn chưa chuyên, chạy về nhẹ-nhàng, gọi là đất nhẹ.

Họ Hà rằng: Đất nhẹ là nhẹ nhàng, sự lui; vào cõi địch chưa sâu, đi nhẹ về dễ, không nên dừng nghỉ, tướng không được thường làm nhọc binh. Ngô-vương hỏi Tôn-Vũ rằng: « Ta đến đất nhẹ chưa vào cõi địch,