Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/20

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
25
BINH PHÁP

Đỗ-Mục rằng: đạo là trỏ vào nhân nghĩa. Lý-Tư hỏi Tuân-Khanh về việc binh, Khanh thưa rằng: kìa nhân nghĩa là để sửa-chuốt chính-trị, chính-trị sửa-chuốt, thì dân thân với người trên, vui với vua chúa, coi khinh sự chết. Tuân-Khanh lại giả nhời vua Hiếu-thành-vương nước Triệu trong mọt cuộc nói chuyện về việc binh rằng: trăm tướng một lòng, ba quân cùng sức Bề tôi đối với vua chúa, người dưới đối với người trên như con thờ cha, anh thờ em, như cánh tay chèo chống cho đầu mắt che chở cho ngực bụng, như thế mới có thể khiến họ cùng trên đồng lòng, chết sống cùng nhịp mà không sợ gì sự nguy nghi.

Giả-Lâm rằng: tướng biết lấy đạo làm lòng cùng vói người chung sự sướng khổ, thì lính tráng phục, tự nhiên đồng lòng với người trên. Khiến cho quân tính mến ta như cha mẹ, coi địch như cừu thù, phi có đạo không thể nào được. Hoàng-thạch-Công nói: phải đạo thì thịnh, lỗi đạo thì mất.


Giời là nói về thời tiết âm dương nóng lạnh.

Tào Công rằng: thuận theo giời làm việc đánh lội, phải nhân theo khí tiết, âm dương bốn mùa cho nên sách Tư-mã-pháp nói: mùa đông mùa hạ không dấy quân, là để tỏ sự thương dân vậy.

Đỗ Hựu rằng: Tức bảo là thuận giời làm việc đánh tội, nhân theo khí tiết cứng mềm của âm-dương bốn mùa. Cho nên sách Tư-mã-pháp nói: Mùa đông, mùa hạ không dấy quân, là để gồm yêu mọi người. Đến như mưa nhỏ gội quân, làm cơ tất có thắng, gió xoáy xô đụng, đường xa mà vô công, mây giống đàn dê, cái điềm tất chạy, khi như hươu sợ, cái thế