Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/211

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
217
BINH PHÁP

Trang-Công, từng cầm thanh trủy thủ hiếp Tề Hoàn-công.


Cho nên người giỏi dùng binh ví như là con xuất-nhiên.

Mai-Nghiêu-Thần rằng: Nói tương ứng một cách dễ dàng.


Xuất-nhiên là con rắn Thuờng-sơn,[1] đánh đầu thì đuôi quặp lại, đánh đuôi thì đầu quặp lại, đánh giữa thì đầu đuôi đều quặp lại cả.

Trương-Dự rằng: Xuất cũng như tốc, nghĩa là nhanh chóng, hễ đánh thì nó ứng lại một cách nhanh chóng, đây nói ví về trận-pháp. Bát trận-đồ nói rằng: « Lấy sau làm trước, lấy trước làm sau, bốn đầu tám đuôi, chỗ một là thủ, địch xông vào giữa, đầu đuôi đều cứu ».


Dám hỏi việc binh có thể khiến như con xuất-nhiên đuợc không?

Mai-Nghiêu-Thần rằng: Nói có thể khiến việc binh, đầu đuôi cứu ứng nhanh-nhẹn như một tấm thân chăng.


Nói rằng: Có thể. Này người Ngô cùng người Việt ghét nhau, đương khi cùng thuyền qua sông mà gặp gió, cứu nhau như tay tả tay hữu.

Mai-Nghiêu-Thần rằng: Cái thế nó khiến vậy.

Trương Dự rằng: Ngô Việt là hai kẻ cừu thù, cùng


  1. Núi Thường-Sơn ở Cối-kê, có một thứ rắn, hễ đụng vào nó, trúng đầu thì đuôi quặp lại, trúng đuôi thì đầu quặp lại, trúng lưng thì đầu đuôi đều quặp lại cả, gọi là con xuất-nhiên (theo sách Thần-dị-Kinh).