Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/215

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
221
BINH PHÁP

sĩ xuống trại xong, chợt lại bảo dời lên đồi cao, ban đầu tướng sĩ đều không bằng lòng, đêm hôm ấy chợt có mưa gió ầm ầm, cái trại lập trước, nước sâu hơn trượng, tướng sĩ đều phải kính phục. Họ nhân hỏi rằng: Tại sao tướng quân lại biết có mưa gió? Hành Kiệm cười mà bảo: « Từ nay chỉ nên nghe theo tiết chế của ta, cần gì phải hỏi tại sao mà ta biết ».


Đổi chỗ, quanh đường, khiến người không hiểu.

Trần Hạo rằng: Phàm tướng súy làm việc, hết thảy đều cong ngoẹo đi, để khiến người không lường tính được.

Trương Dự rằng: Chỗ đóng thì bỏ chỗ hiểm mà đóng chỗ dễ, đường đi thì bỏ đường gần mà theo đường xa, người ta ban đầu không hiểu ý, đến khi thắng rồi họ mới phục. Thái Bạch sơn-nhân nói: Việc binh cần ở dối trá: không phải dối kẻ địch mà thôi, cũng dối cả binh sĩ của mình nữa, khiến họ noi theo mà không cho được biết duyên cớ thế nào.


Dẫn chúng đi, như lên cao mà bỏ thang.

Đỗ Mục rằng: Khiến lòng không nghĩ đến sự lui về nữa, như Mạnh Minh đất thuyền vậy.


Dẫn chúng đi, vào sâu trong đất Chư-hầu mà nẩy cơ.

Trần Hạo rằng: Nẩy cái tâm cơ.

Giả Lâm rằng: Nẩy động cơ quyền, tùy việc ứng biến.

Vương Tích rằng: Đều là khích lệ cái chí quyết chiến. Cơ đã nẩy, không thể lại về. Giả Hủ khuyên Tào-Công rằng: Phải quyết cái cơ, là thế đấy.