Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
27
BINH PHÁP

chiến trận lấy trí làm đầu, thứ đến nhân, thứ đến dũng. Không trí thì không mất hết được tình dân, không thể lưỡng tính được sự đông vắng ở trong thiên hạ, không nhân thì không thể cùng ba quân chịu chung cái nạn đói khát, vất vả, không dũng thì không thể đoán định được điều ngờ để nẩy ra kế lớn.

Giả Lâm rằng: chuyên dùng trí thì quay quắt, riêng thi nhân thì cố chấp, chỉ thủ tín thì ngu dại, cậy sức mạnh thì bạo hoạnh, lệnh quá nghiêm thì tàn nhẫn. Năm đức ấy gồm đủ mà đều biết đem dùng một cách thích đáng thì có thể làm tướng súy được.

Vương Tích nói: trí thì thấy trước khi việc chưa xẩy mà không hoặc, biết mưu toan mà thông quyền biến; tín thì hiệu lệnh đúng mực; nhân thì tử tế và yêu thương, thu được lòng người; dũng thì hăm hở vì nghĩa mà không sợ, biết quả đoán; nghiêm thì lấy uy nghiêm mà làm cho lòng người không dám trễ nải; năm điều ấy cùng bổ trợ lẫn cho nhau, không thể thiếu được điều nào cả. Cho nên Tào Công nói: làm tướng nên đủ năm đức ấy.


Pháp là nói về khúc chế, quan đạo, chủ dụng.

Tào-Công nói: khúc chế là những thể lệ về bộ khúc, cờ phướn, chiêng trống, quan là trăm quan, đạo là đường lương, chủ dụng là khoản phí dụng của những cánh quân chủ yếu.

Lý Thuyên nói: khúc là bộ khúc, chế là tiết độ, quan là tước thưởng, đạo là đường, chủ là coi giữ, dụng là đồ dùng của quân, đều là những phép thường trong một đạo quân, do viên tướng phải săn sóc đến.

Trương-Dự rằng: khúc là bộ khúc, chế là tiết