Họ Hà rằng: Y, Lã, là người thuộc về bậc thánh-nhân, há có làm gián-điệp cho ai. Nay Tôn-Tử dẫn ra, chỉ là nói sự dùng năm hạng gián, phải là người ở bậc thượng trí, như cái tài trí của Y, Lã, mới có thể dùng gián-điệp được, ấy là nói tỏ sự hệ trọng vậy.
Trương Dự rằng: Y Doãn là bầy tôi nhà Hạ, sau về nhà Ân, Lã Vọng là bề tôi nhà Ân, sau về nhà Chu. Y, Lã, giúp hai vua Thang, Vũ lấy binh mà định thiên-hạ, thuận với giời mà ứng với người, không giống như Bá-Châu-Lê chạy sang Sở, Miêu-Bí-Hoàng đi sang Tấn, Hồ Dung ở Ngô, Sĩ Hội ở Tần vậy.
Cho nên duy có bậc minh-quân hiền-tướng, biết lấy bậc thượng trí làm gián, tất nên công to, ấy là cái chết của việc binh, ba quân trông cậy vào đó mà hành động vậy.
Lý-Thuyên rằng: Tôn-Tử bàn về việc binh, đầu ở kế mà cuối ở gián, đó là không lấy đánh làm chủ, người làm tướng há không nên thận trọng ư?
Đỗ-Mục rằng: Không biết địch tình, quân không thể động, muốn biết địch tình, phi gián không thể, cho nên nói rằng: ba quân trông cậy vào đó mà hành động. Lý Tĩnh nói: Này chiến mà muốn thắng, há phải cầu ở giời đất đâu, chỉ nhân ở người mà thành được đấy thôi. Trải xem sự dùng gián-điệp của người xưa, tài khéo không phải một đường, có khi gián vua, có khi gián người thân, có khi gián người hiền, có khi gián người tài, có khi gián người giúp, có khi gián nước bạn, có khi gián tả hữu, có khi gián mưu sĩ, cho nên bọn Tử Cống, Sử Liêu, Trần Chẩn, Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Thư đều nhờ đó mà được thành công. Vả cách gián có năm, có khi nhân người quê,