Ngô-Tử nói: Phàm trị nước coi quân, tất phải lấy lễ mà dạy, lấy nghĩa mà khuyên, khiến cho họ biết thế nào là xấu hổ. Người biết xấu hổ, thì lớn đủ để đánh, nhỏ đủ để giữ. Nhưng đánh mà thắng thì dễ, giữ được cái thắng mới là khó. Cho nên nói rằng: Những các chiến quốc trong thiên hạ, năm trận thắng thì tai vạ, bốn trận thắng thì tồi tệ, ba trận thắng thì làm nên nghiệp bá, hai trận thắng thì làm nên nghiệp vương, một trận thắng thì làm nên nghiệp đế. Ấy cho nên những người năng thắng mà được thiên hạ thì ít, chỉ mất thì nhiều.
Ngô-Tử nói: Phàm cái cớ khởi binh có năm: một là tranh danh, hai là tranh lợi, ba là tích ác, bốn là nội loạn, năm là nhân đói. Tên binh lại có năm: một là nghĩa binh, hai là cường binh, ba là cương binh, bốn là bạo binh, năm là nghịch binh. Trừ bạo cứu loạn là nghĩa, cậy đông mà đánh là cường, nhân giận dấy quân là cương, bỏ lễ tham lợi là bạo, nước loạn, người khổ, gây việc động binh là nghịch. Trong năm cái ấy mỗi cái đều có một cái đạo làm cho phải phục: Nghĩa tất phải lấy lễ để phục, cường tất phải lấy khiêm để phục, cương tất phải lấy nhời để phục, bạo tất phải lấy trá để phục, nghịch tất phải lấy quyền để phục.
Vũ-hầu[1] hỏi rằng: Xin được nghe cái đạo trị binh liệu người, vững nước? Khởi thưa rằng: Đấng minh-vương đời xưa, tất cẩn trọng cái lễ vua tôi, trang sức cái phép trên dưới, yên họp sĩ dân, thuận tục mà dạy. Kén mộ người có tài tốt, để phòng sự bất ngờ. Đời xưa Tề Hoàn-công mộ năm vạn binh sĩ rồi
- ▲ Chúa nước Ngụy con của, Văn-hầu.