Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/273

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
284
TÔN NGÔ

mười người trấn giữ, nghìn người khôn vượt, ấy gọi là địa cơ, khéo dùng gián điệp, sai quân khinh binh đi lại, chia tan thế quân của bên địch, khiến cho vua tôi họ oán nhau, trên dưới họ ghét nhau, ấy gọi là sự cơ; xe bền trục bánh, thuyền tốt lái chèo, lính thạo chiến trường, ngựa quen giong ruổi, ấy gọi là lực cơ. Biết bốn điều ấy, thì có thể làm tướng. Nhưng uy, đức, nhân, dũng, tất phải đủ để làm nêu cho người dưới, quân yên giặc sợ, quyết đều ngờ, ra mệnh lệnh, mà kẻ dưới không dám phạm tới, đóng ở đâu thì kẻ địch không dám tới gần, có mình thì nước mạnh, vắng mình thì nước mất, ấy gọi là lương tướng.

Ngô-Tử nói: Này trống chiêng là để làm uy cái tai, cờ phướn là để làm uy cái mắt, cấm lệnh, hình phạt, là để làm uy cái lòng. Tai nghe tiếng uy, không nên không sõi, mắt nhìn sắc uy, không nên không sáng, lòng sợ lệnh uy, không nên không nghiêm. Ba điều ấy không dựng lên được, thì tuy có nước, tất cũng phải bại với bên địch. Cho nên nói rằng: « Tướng phất ngọn cờ quân theo một vệt, tướng chỉ đầu roi quân xông liều chết.

Ngô-Tử nói: Phàm cái cốt yếu của chiến-trận tất trận phải xem viên tướng mà xét cái tài, nhân hình để dụng quyền thì không khó nhọc mà nên công. Viên tướng ngu mà tin người, nên lấy trá mà lừa, tham mà quên danh, nên lấy của mà đút, coi thường sự biến mà không có mưu, nên lấy sự vất vả mà làm khốn, trên giầu mà kiêu, dưới nghèo mà oán, nên dùng cách phản gián để chia lìa ra; tiến thoái đa nghi, quân sĩ không thể nương tựa được, nên rậm rộ để cho phải chạy, quân khinh thường tướng mà có