Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/51

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
57
BINH PHÁP

bằng nhau, binh sắc nhụt đều nhau. Nếu chủ yếu khách mạnh thì không cần phải có gấp mười mới vây được. Úy-liên-tử nói: cách giữ cứ một đương mười, mười đương trăm, trăm đương nghìn, nghìn đương vạn. Nói cứ mười người giữ có thể đương được trăm người vậy, cũng đúng với cách nói ở đây.


Gấp năm thì đánh[1].

Tào-Công rằng: lấy năm địch một thì ba phần làm chính, hai phần làm kỳ (kỳ là những đạo quân đi đánh bất ngờ).

Đỗ-Mục rằng: lấy năm địch một thì nên chia của mình lấy ba phần làm ba đạo để đánh một mặt của quân địch, dành lại hai phần để đợi xem chỗ nào không có phòng bị thì đánh lối xuất kỳ. Cuối đời Tây-Ngụy, Thứ-Sử Lương-châu là Vũ-văn Trọng-Hòa giữ châu không chịu giao lại cho viên quan đến thay, tướng Ngụy là Độc-cô-Tín đem quân đến đánh. Trọng Hòa đóng thành cố giữ. Tín đêm sai các tướng đem thang bắc lên đánh vào phía đông bắc thành, mình thì thân xuất tướng sĩ đánh úp vào mặt tây nam thành bèn hạ được.

Trương-Dự rằng: quân của ta gấp năm quân địch thì nên độ trước đánh sau, dương đông kích tây. Không có số quân gấp năm thì không thể làm được kế ấy. Nếu địch không ngoại viện, ta có nội ứng thì không cần phải gấp năm mới đánh được.


Gấp đôi thì chia.

Tào-Công rằng: lấy hai địch một thì đem quân


  1. Đây nói việc đánh thành.