Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/80

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
83
BINH PHÁP

với Đại-vương hội họp. Đó cũng là một đạo kỳ binh. Ngô-vương không nghe, bèn bị Chu Á-Phu đánh bại. Đó là có chính mà không kỳ.

Giả-Lâm rằng: cản giặc thì dùng chính trận, thủ thắng thì dùng kỳ binh, trước sau tả hữu đều có thể tiếp ứng nhau được, như thế thì thường được mà không thua vậy.

Mai Nghiêu-Thần rằng: động là kỳ, tĩnh là chính, tĩnh để đợi, động để thắng.

Trương Dự rằng: Ba quân tuy đông, nhưng khiến người người đều thụ địch cả mà không thua là bởi ở có kỳ có chính. Cái thuyết kỳ chính, các nhà nói không giống nhau. Úy-liêu-tử thì nói: Chính binh quý ở đi trước, kỳ binh quý ở đi sau; Tào Công thì nói: ra trước hợp đánh là chính, ra sau là kỳ; Lý Vệ-công thì nói: binh lấy tiến về trước là chính, lùi lại sau là kỳ, đó đều là lấy chính làm chính, lấy kỳ làm kỳ, chứ không nói đến cái nghĩa tuần hoàn biến đổi. Duy Đường Thái-tông nói: lấy kỳ làm chính, khiến cho kẻ địch coi làm kỳ, rồi ta mới lấy chính mà đánh, hỗn hợp lại làm một phép, khiến cho quân địch không lường được. Lời nói ấy thật là rất tường.


Binh đánh vào đâu, như lấy hòn đá gieo vào quả trứng, cái hư cái thực như vậy.

Tào-Công rằng: Lấy cái chí thực đánh cái chí hư.

Họ Mạnh rằng: Binh nếu huấn luyện thành thục, bộ đội phân minh, lại biết liệu rõ địch tình, biết tường hư thực, sau mới đem binh tới đánh, thực không khác gì lấy hòn đá đập vào quả trứng.

Trương Dự rằng: Thiên dưới nói: Người thiện chiến thì làm cho người phải đến mà mình không