Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/144

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
148
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC


Lời bình

Than ôi! dòm vào buồng, kêu trên xà, chẳng đã là quái gở ư? Thưa rằng chưa vậy. Con gấu Vũ-uyên[1], con lợn Bối-khâu[2], chẳng đã làm quái-gở ư? Thưa rằng chưa vậy. Bởi Xương-lê làm bài văn Nguyên-quỷ, Khâu-minh giải nghĩa kinh Xuân-thu, ấy là quái gở nên làm thường. Thế thì câu chuyện Xương-giang, chẳng phải là quái. Phương chi xem thấy yêu nữ mê người, sẽ biết răn sợ trước sắc đẹp, xem thấy linh-từ xử án, sẽ biết kính tránh trước thần thiêng. Nghi để truyền nghi, chẳng có gì là quá đáng vậy.


  1. Vua Tấn ốm, chiêm-bao thấy con gấu chạy vào cửa sổ. Hàn Tuyên-Tử hỏi Tử-Sản. Tử-Sản nói: « Đời xưa vua Nghiêu giết ông Cổn ở Vũ-sơn, hồn thiêng ông Cổn hóa làm con gấu vàng, vào ở Vũ-uyên, đời Tam-đại vẫn cúng tế. Nước Tấn từ khi làm minh-chủ, chừng chưa cúng tế phải không? » (Loại-tụ).
  2. Đời Xuân-thu, Tề-hầu ra săn ở đất Bối-khâu, thấy một con lợn lớn. Kẻ theo hầu nói: « Đó là công-tử Bành-sinh hiện lên đấy ». Tề-Hầu nói: « Bành-sinh sao được như thế! » Bèn bắn một phát. Con lợn đứng lên như người mà khóc. Hầu sợ, ngã xe, bị thương ở chân và rơi mất giày.