Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/156

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
160
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

đốt nón lá, xé áo tơi, nay chính là đến lúc rồi đó. Dám xin bỏ bờ đập Phò-nham, ném cần câu Vị-thủy, đừng để uổng hoài khát-vọng của bao kẻ thương sinh.

Tiều-phu nói:

— Kẻ sỉ ai có chí nấy, hà tất phải vậy! Cho nên Nghiêm-Tử-Lăng không đem chức Gián-nghị ở đông-đô, đánh đổi khỏi sóng Đồng-thủy[1], Khương Bá-Hoài không đem bức tranh vẽ của Thiên-tử, làm nhơ non nước Bành-thành[1]. Tài ta tuy kém, so với người xưa chưa bằng được. Nhưng may lại giàu hơn Kiềm-Lâu[2], thọ hơn Vệ-Giới[3], no hơn Viên-Tinh[4], đạt hơn Phụng-Thiến[5], kể thì cũng đã được trời đất ban cho khá nhiều. Nếu lại còn tham cầu những cái ở ngoài phận mình, len-lỏi vào đường sĩ tiến, chẳng những xấu-hổ với các bậc tiền hiền, lại còn phụ-bạc với vượn hạc ở trong núi nữa. Vậy xin ông đi đi, đừng nói lôi thôi gì nữa.

Trương nói:

— Ngài cho là hiện-thời không đủ để cho ngài làm việc được chăng? Nay có đấng Thánh-nhân ngự-trị, bốn bể đều ngóng trông, người Chiêm dâng đất mà xưng thần, quân Minh nộp lễ để xin


  1. a ă Đã chua ở phần đầu: «Nguyễn-Dữ với Truyền-Kỳ Mạn-Lục».
  2. Kiềm-Lâu là một bậc cao-sĩ nhà nghèo, lúc chết chỉ có một cái áo che kín đầu thì hở chân, che kín chân thì hở đầu.
  3. Vệ-Giới đời Tấn, người đẹp văn hay, thọ được 27 tuổi thì mất.
  4. Viên-Tinh là một người học-trò, nghèo cùng chết đói ở dọc đường.
  5. Tuân-Sán đời Ngụy tên tự là Phụng-Thiến, có người vợ đẹp lắm. Sau người vợ ốm chết, Phụng-Thiến cũng chết theo.