Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/159

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
163
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Trương nói:

— Sự xuất-xử của bậc người hiền, lại cố-chấp đến như thế ư?

Tiều-phu nói:

— Không phải là ta cố-chấp. Ta chỉ ghét những kẻ miệng lưỡi bẻo-lẻo, đã đắm mình vào trong cái trào-đình trọc-loạn, lại còn toan kéo người khác để cùng đắm với mình.

Trương lặng im không trả lời, trở về đem hết những lời của tiều-phu tâu lại với chúa. Hán-Thương không bằng lòng, nhưng còn muốn đem cỗ xe êm để cố đón ra kỳ được, sai Trương lại đi vào lần nữa. Nhưng vào đến nơi thì rêu trùm cửa hang, gai-góc đầy núi, dây leo, cành rậm, đã lấp mất cả lối đi rồi. Chỉ thấy ở trên vách đá có hai câu thơ đề bằng nhựa cây như sau này:

奇 羅 海 口 吟 魂 斷
Kỳ-la hải-khẩu ngâm hồn đoạn,
高 望 山 頭 客 思 愁
Cao-vọng sơn-đầu khách tứ sầu.

Nghĩa là:

Kỳ-la cửa bể[1] hồn thơ đứt,
Cao-vọng đầu non[2] dạ khách buồn.

Ý lời như giọng trào-phúng của họ Nguyên họ Bạch[3], thể chữ như lối triện lệ của ông Lưu ông


  1. Cửa bể Kỳ-la ở làng Kỳ-la, huyện Kỳ-anh, tỉnh Hà-tĩnh bây giờ. Năm Đinh-hợi (1487), Hồ Quý Ly bị bắt ở đấy.
  2. Núi Cao-Vọng ở làng Bình-lễ, huyện Kỳ-anh, năm Đinh-hợi, Hồ Hán Thương bị bắt đấy.
  3. Nguyên-Bạch là Nguyên-Chẫn tự Vi-chi và Bạch Cư-Dị tự Lạc-thiên, hai thi-sĩ có tiếng đời Đường.