Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/194

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
198
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Dịch:

Nghìn suối muôn khe có lối thông,
Mặc dầu tha-thẩn bước tây đông.
Tung-tăng lúc giỡn cơn mưa núi,
Đủng-đỉnh khi chờ ngọn gió sông,
Tiếng bặt bờ Tương gào bóng xế[1],
Lệ tràn đất Sở khóc dây cung[2].
Tôi lên rừng, bác vào hang núi,
Tìm chốn yên thân cũng một lòng.

Ngâm xong, từ-biệt ra đi. Quý Ly mật sai người rón bước theo sau, khi gần đến lưng chừng núi, thấy cả hai hóa làm con cáo và con vượn mà đi biệt mất.

Lời bình

Than ôi! trời đất sinh ra mọi loài mà riêng hậu đối với loài người, cho nên người ta là giống khôn thiêng hơn muôn vật. Tuy phượng-hoàng là giống chim thiêng, kỳ-lân là giống thú nhân, cũng chỉ là loài vật mà thôi. Cuộc nghị-luận ở Đà-giang, cớ sao loài người mà lại phải chịu thua loài vật? Cái đó là vì có duyên-cớ. Bởi Quý Ly tâm-thuật


  1. Thơ vịnh loài vượn có câu: Đề thời mạc cận Tiêu-tương ngạn, minh nguyệt cô chu hữu lữ-nhân; nghĩa là lúc kêu chớ nên kêu gần bờ sông Tiêu-tương, vì trong chiếc thuyền trơ dưới bóng trăng trong có người lữ-khách, ý nói nếu kêu để người lữ-khách nghe tiếng, sẽ gợi cho người ấy nỗi buồn cố quốc tha hương.
  2. Sân triều nước Sở có con vượn trắng rất thiêng, người giỏi bắn đến đâu cũng không bắn trúng được. Vua Trang-vương sai nhà thiện xạ là Dưỡng Do-Cơ vừa xách cung mang tên ra, chưa bắn mà vượn đã ôm cây khóc, lúc bắn, vượn liền theo ngay mũi tên mà sa xuống.