Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/214

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
218
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Bởi, trời lấy lý phú cho người, sao được người đều hiền-thánh.
Người đem mình noi theo tính, khỏi đâu tính hoặc sáng-mờ[1].
Cho nên thiên lệch có người,
Hư tồi lắm kẻ.
Dữ-lành báo ứng, không lầm đực cái, đen vàng[2].
Nhân-quả rõ-ràng, giống hệt tiếng vang, hình bóng[3]
Ngẫm lẽ ấy vốn là rõ-rệt,
Nhưng con người thật quá ngoan-ngu.
Ghen tức nhiều điều,
Riêng tây lắm chuyện,
Chìm sông ngã giếng, đắm-đuối càng sâu.
Lấp giếng vùi hầm, xô-bồ đã lắm.
U-trầm đến vậy,
Đọa lạc càng thương.
Vì thế mà, trời có đường bạt-độ, tỉnh-thức người mê,
Đất có ngục luân-hồi, khuyên-răn kẻ xấu.
Lỗi mà chẳng đổi,
Tội ắt không dong.
Nay Lý mỗ, sâu cát thân hèn,
Kiến giun phận mọn.


  1. Nói tính người ta sáng-suốt và mờ-tối khác nhau.
  2. Tần Mục-công sai Cửu Phương-Cao đi kén mua ngựa hay. Cao về bảo đã kén một con ngựa cái vàng; lúc dắt ngựa về thì lại là ngựa đực sắc đen, nhưng quả là ngựa tốt. Bá-Nhạc bảo là Cao chỉ chú ý cái tài bên trong của nó, nên không để ý đến bề ngoài.
  3. Nhân-quả theo nhau như tiếng với vang, hình với bóng theo nhau.