Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/255

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
259
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

hăm bảy[1], trượng-phu sinh ở đời, không làm nên được lưng đeo vàng, chân bước ngọc, thì cũng phải sao cho lưu danh muôn thủa, tội gì cứ cúi đầu ở trong cõi đời vẩn-đục, so kè cái tuổi sống lâu với chết non làm gì!

Bèn trang xếp việc nhà rồi chết.

Bấy giờ có người làng là Lê-Ngộ, cùng Dĩ-Thành vốn chỗ chơi thân, phiêu-bạt ở vùng Quế-dương, ngụ trong một nhà trọ. Một hôm chừng quá canh một, Lê-Ngộ thấy một người cưỡi ngựa thanh song, kẻ hầu, đầy tớ, rộn-rịp, đến xin vào yết-kiến. Chủ trọ vén mành ra đón; Lê-Ngộ rất lấy làm lạ là tiếng nói của khách giống tiếng Dĩ-Thành, nhưng trông mặt thì hơi không giống. Lê-Ngộ toan ra cửa để tránh thì khách nói:

— Cố-nhân biết ông, ông lại không biết cố nhân là làm sao?

Nhân kể quê-quán họ tên và nói mình đã lĩnh chức quan to ở dưới âm-phủ, vì có tình cũ với Lê-Ngộ nên tìm đến thăm.

Bèn cổi chiếc áo cứu, cố cho nhà hàng lấy rượu để uống làm vui. Rượu uống mấy tuần, Lê-nhân nói:

— Tôi xưa nay ở đời, vẫn để ý tu lấy âm-công, không mưu sự ích-lợi riêng mình, không gieo sự nguy-bách cho người, dạy học thì tùy tài dụ dịch, tự học thì cực-lực dùi-mài, không ước sự vẩn-vơ, không làm điều quá đáng. Vậy mà sao lại phải bốn phương kiếm miếng, chiếc bóng nhờ người, con


  1. Lý Hạ tự là Trường-Cát làm văn rất nhanh, đặt bút là thành. Một hôm thấy một người cầm một cái thẻ, chữ viết như lối chữ triện cổ, đến bảo Thượng-đế mới làm xong cái lầu bạch ngọc, vời thầy lên làm cho bài ký. Không bao lâu thì Hạ chết. Từ đấy khi nói về văn-nhân mất sớm, người ta thường nói là ngọc lâu phó triệu.