Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/257

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
261
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

hạnh như Nhan như Mẫn[1], hẳn là lên đến mây xanh, từ-chương như Lục như Lư[2], sao lại chỉ là chân trắng. Sự đó đều bởi cái gì không làm mà nên là bởi trời, không vời mà đến là bởi mệnh. Cái đáng quý ở kẻ sĩ chỉ là nghèo mà không xiểm-nịnh, cùng mà vẫn vững-bền, làm việc theo địa-vị của mình và thuận với cảnh-ngộ mà thôi, còn sự cùng thông sắc nhụt thì ta có thể làm gì cưỡng với chúng nó được.

Rượu đã uống cạn, lại khêu đèn cùng nhau trò-chuyện, kéo dài mãi vẫn không biết chán. Ngày hôm sau trong lúc tương-biệt, Dĩ-Thành đuổi hết mọi người ra rồi nói:

— Tôi mới vâng-lệnh của Thượng-đế, kiêm coi cả bọn quân ôn-dịch, chia đi làm việc ở các quận huyện, lại gia thêm những nạn đói-khát, binh-cách, số dân-sinh sẽ phải điêu-háo, mười phần chỉ còn được bốn, năm. Người nào nếu không phải nguồn phúc sâu-xa, e sẽ đến ngọc đá đều nát chung cả. Nhà bác phúc mỏng, tựa như không thể tránh khỏi được, nên sớm về quê-quán, đừng lần-lữa mãi ở đất khách quê người.

Lê nói:

— Tôi tưởng rất có thể trông nhờ ở bác che-chở cho chứ?

Dĩ-Thành nói:

— Không phải trong địa-hạt của tôi, tôi không có thể vượt qua được. Trường-giang trở về phía


  1. Nhan Uyên, Mẫn Tử-Khiên đều là học trò bậc cao của đức Thánh Khổng.
  2. Lư Chiếu-Lân và Lạc Tân-Vương là hai tay danh-sĩ đời Đường Cao-Tông. Bùi Hành-Kiệm thường chê là những người nóng-nảy xốc-nổi, không phải là kiểu người được hưởng tước-lộc. Sau Lư vì ác tật mà gieo mình xuống nước chết, Lạc thì vì dự vào đảng loạn phải chết, đúng như lời Kiệm nói.