Trang:Việt thi.pdf/10

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

với ơ; ơ với ư cũng đồng một sự vận-động của môi và lưỡi, thì ơ có thể thông với ư. Nhân cái luật ấy mà định những âm có thể hiệp thành vận như sau này:

a, ơ thông được với nhau.
ơ, ư d• —
e, ê, i d• —
o, ô, u d• —

Đem thực-hành luật ấy, thì thấy rất đúng với các vần thông của những thi-nhân đã dùng từ xưa. Sau này lấy những vần thông trong truyện Kiều, trong Cung-oán và các truyện khác, đem trích ra để làm mẫu.

1. Vần thông của vần bằng.— a) Những vần thông có chữ nguyên-âm đứng ở cuối tiếng.

a thông với ơ:

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,
Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo. (Cung-oán)
Mơ-hồ ngỡ tiếng xe ra,
Đốt phong hương hả mà áo tàn.

ơ thông với ư

Diện tiền trình với tiểu-thư,
Thoạt trông dường có ngẩn-ngơ chút tình (Kiều)
Rành rành kẽ tóc chân ,
Mấy lời nghe hết đã tỏ tường. (id)

e, ê, i thông với nhau:

Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm mười phân.(id)
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai(id)

13