Trang:Việt thi.pdf/17

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

uôn, thì người ta lấy hai chữ cuối cùng làm vận-căn mà gieo vần, cho nên en, in vần với yên hay uyên; ân vần với uân; ơn vần với oan; on vần với uôn.

Khi có vần ghép bằng hai chữ nguyên-âm với hai chữ phụ-âm, như ương, thì người ta lấy ba chữ cuối cùng làm vận-căn mà gieo vần, cho nên ang thông với ương. Song phải nhớ rằng uông thông được với ương, mà không thông được với ang, vì a không thông được với ô.

3. — Khi có vần ghép bằng hai hay ba nguyên-âm, thì người ta theo âm-điệu mà lấy một hay hai chữ nguyên-âm làm vận-căn, như: oa, oe, uê, uy, thì vận-căn ở chữ a, e, êy, cho nên oa vần với a, oe vần với e, vần với ê, uy vần với i. Uây thì vận-căn ở ây, cho nên uây vần với ây. Thí-dụ:

a, oa Lại càng ủ-dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài. (Kiều)
è, oè Dưới trăng quyên đã gọi ,
Đầu tường lửa lựu, lập-loè đâm bông. (id)
ề, uê Buồng không để đó, người xa chưa về.
Lấy điều du học hỏi thuê... (id)
uy, ì Cứ trong mộng-triệu mà suy,
Phận con thôi có ra mai sau. (id)
ây, uây Dễ ai rấp thảm quạt sầu cho khuây.
Gần miền nghe có một thầy... (id)

Những vần ia, uya, ua, ưa, thì vận-căn lại ở chữ i, y, u,ư mà chữ a đứng ở cuối tiếng không có ảnh-hưởng gì cả. Thí-dụ:

ì, ia Tiếng Kiều nghe lọt bên kia,
Ơn lòng quân-tử sá của rơi. (Kiều)
20